Chế độ quân chủ ở phương Đông và phương Tây có điểm j khác nhau?
( Ngắn gọn & đầy đủ ý nha)
Chế độ quân chủ ở phương Đông và phương Tây có điểm j khác nhau?
( Ngắn gọn & đầy đủ ý nha)
Kinh tế – xã hội:
– Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
– Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
– Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
• Phương Đông:
– Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
– Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
– Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
– Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
– Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
– Thế chế chính trị: quân chủ.
• Phương Tây:
– Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
– Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
– Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
– Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
– Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
– Thế chế chính trị: quân chủ.