Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau:
” Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi!”
Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau:
” Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi!”
Việc sáng tác của nhiều câu ca dao bắt đầu từ “Thân em” có rất nhiều. Đây có thể coi là một motip chung của các bài ca dao than thân.
+ Câu đầu tiên tác giả dân gian đã ví von thật lạ lùng “Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là củ ấu gai. Củ ấu gai được coi là một hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam nói chung.
⇒ Tác giả dân gian như đã thẳng thắn so sánh là để thừa thận rằng phụ nữ xưa chưa được coi trọng.
+Nhưng vế sau của câu hát mới thực sự là điều quan trọng “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Cặp từ như đã đăng đối “đen” – “trắng” làm nổi bật câu ca dao về người phụ nữ.
⇒ Dẫu cho vẻ ngoài có đôi chút xấu xí đi chăng nữa nhưng vẫn mang trong mình tấm lòng son sắc, trái tim chung thủy và một tâm hồn đẹp. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận.
– Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!” đúng là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết.
⇒ Phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết đến nghẹn lời như vậy bởi vì phẩm chất tốt đẹp của họ ít ai biết đến. Sự khẳng định về phẩm giá, giá trị ấy chứa đựng một nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái nghèo khổ trong xã hội cũ.
– Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy.
+ Trong cuộc sống cũng vậy, để có thể giúp đời hiểu mình hơn, người ta có khi phải đứng ra tự quảng cáo. Thật là một điều bất đắc dĩ, nhất là đối với một cô gái. Nhưng biết làm sao được, ý thức về phẩm giá và sự tự trọng có khi bắt người ta phải làm vậy.
Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau: bình dị, gần gũi ( củ ấu gai ), dễ hiểu