Chỉ ra và phân tích giá trị BPTT được sử dụng trong bài thơ sau ”Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya chưa vẽ

Chỉ ra và phân tích giá trị BPTT được sử dụng trong bài thơ sau
”Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Viết thành một đoạn văn ,dài một tí,trả lời mình vote cho 5 sao

0 bình luận về “Chỉ ra và phân tích giá trị BPTT được sử dụng trong bài thơ sau ”Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya chưa vẽ”

  1. Bài thơ Cảnh Khuya của Bác Hồ đã rất thành công trong sự phối hợp giữa các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ. Biện pháp tu từ đầu tiên là biện pháp so sánh trong câu ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’, so sánh giữa ‘Tiếng suối’ với ‘tiếng hát xa’ nhằm khắc họa lại âm thanh của tiếng suối chảy tĩnh lặng trong đêm khuya yên tĩnh khiến cho hình ảnh cảnh khuy độc đáo hơn, không lạnh lẽo mà gợi tình người. Với biện pháp tu từ thứ hai là phương pháp điệp ngữ ‘lồng’, gợi cảnh đẹp thơ mộng huyền ảo, không chỉ miêu tả một đêm trăng sáng mà còn gợi một hình ảnh cảnh khuya với sự hòa hợp của bóng cổ thụ và hoa xinh. Ngoài ra văn bản còn có thêm một biện pháp điệp ngữ nữa là điệp từ ‘chưa ngủ’, mở ra hai trạng thái cảm xúc của Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Còn thể hiện sự yêu thiên nhiên của Bác trong tháng ngày bận bịu lo việc nước việc nhà.

    Bình luận

Viết một bình luận