Chia 52,65 gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với nước dư được 4,48 lít H2 (đktc) Phần 2 hòa tan trong lượng dư H2SO

Chia 52,65 gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 tác dụng với nước dư được 4,48 lít H2 (đktc)
Phần 2 hòa tan trong lượng dư H2SO4 loãng thu được 10,64 lít H2 (đktc)
Phần 3 cho vào 100ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y
Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần cho vào dung dịch Y để thu được 7,8 gam kết tủa. Biết trong phần 1, Al chưa tan hết.
Mọi người giúp mình nhé! Mình cần câu này lắm!

0 bình luận về “Chia 52,65 gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với nước dư được 4,48 lít H2 (đktc) Phần 2 hòa tan trong lượng dư H2SO”

  1. Khối lượng mỗi phần là `m=\frac{52,55}{3}=17,55(g)`

    Xét phần `1`

    Gọi số mol `Na` là `x(mol)`

    Do `Al` chưa tan hết nên phương trình tính theo `n_{Na}`

    `2Na+2H_2O->2NaOH+H_2`

    `2Na+2H_2O+2Al->2NaAlO_2+3H_2`

    Theo phương trình

    `n_{H_2(1)}=0,5n_{Na}`

    `n_{H_2(2)}=1,5n_{Na}`

    `->\sumn_{H_2}=2n_{Na}`

    `->2x=\frac{4,48}{22,4}=0,2`

    `->x=0,1(mol)`

    Xét phần 2

    Gọi `y, z` lần lượt là số mol của `Al` và `Fe`

    `n_{H_2}=\frac{10,64}{22,4}=0,475(mol)`

    `2Na+H_2SO_4->Na_2SO_4+H_2`

    `2Al+3H_2SO_4->Al_2(SO_4)_3+3H_2`

    `Fe+H_2SO_4->FeSO_4+H_2`

    Theo phương trình

    `n_{H_2}=1/2 n_{Na}+ 1,5n_{Al}+n_{Fe}`

    `->1,5y+z=0,475-0,05=0,425(1)`

    Lại có

    `0,1.23+27y+56z=17,55(2)`

    Từ `(1)` và `(2)` giải hệ phương trình

    $\to \begin{cases}y=0,15(mol)\\x=0,2(mol)\\\end{cases}$

    Xét phần `3`

    Hỗn hợp gồm $\begin{cases}0,1(mol) Na \\ 0,15(mol) Al \\ 0,2(mol) Fe \\\end{cases}$

    `\sumn_{NaOH}=0,2(mol)`

    `2Na+2H_2O+2Al->2NaAlO_2+3H_2`

    Theo phương trình

    `n_{NaOH(dư)}=0,2-0,15=0,05(mol)`

    `n_{Al(OH)_3)}=\frac{7,8}{78}=0,1(mol)`

    Ta thấy

    `n_{Al(OH)_3}<n_{NaAlO_2}`

    `->NaAlO_2` dư hoặc `Al(OH)_3` tan một phần

    TH1 : `NaAlO_2` dư

    `HCl+NaOH->NaCl+H_2O`

    `NaAlO_2+HCl+H_2O->Al(OH)_3+NaCl`

    Theo phương trình

    `n_{HCl(1)}=0,05(mol)`

    `n_{HCl(2)}=0,15-0,1=0,05(mol)`

    `->\sumn_{HCl}=0,05+0,05=0,1(mol)`

    `->V_{HCl}=\frac{0,1}{0,5}=0,2(l)`

    TH 2 `: Al(OH)_3` tan một phần

    `HCl+NaOH->NaCl+H_2O`

    `NaAlO_2+HCl+H_2O->Al(OH)_3+NaCl`

    `3HCl+Al(OH)_3->AlCl_3+3H_2O`

    Theo phương trình

    `n_{HCl(1,2)}=n_{Na}=0,2(mol)`

    `n_{HCl(3)}=3(n_{NaAlO_2)-n_{Al(OH)_3})=3.0,05=0,15(mol)`

    `->\sumn_{HCl}=0,35(mol)`

    `->V_{HCl}=\frac{0,35}{0,5}=0,7(l)`

    Vậy thể tích `HCl` là `0,7(l)` hoặc `0,2(l)`

     

    Bình luận
  2. P1+H2O dư

    Na+H2O→NaOH+1/2H2

    a                    a        0,5a

    NaOH+Al+H2O→NaAlO2+3/2H2

    a           a                               1,5a

    nH2=4,48/22,4=0,2mol

    Gọi nNa=a mol

    nH2=0,5a+1,5a=2a=0,2

    →a=0,1

    →nNa=0,1mol

    rắn: Fe, Al dư

    dd: NaAlO2

    P2+H2SO4 loãng dư

    Fe+H2SO4→FeSO4+H2

    b                                b

    2Al+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2

    c                                          1,5c

    2Na+H2SO4→Na2SO4+H2

    nH2=10,64/22,4=0,475mol

    Vì chia làm 3 phần bằng nhau nên nNa=0,1mol

    →nH2(Na)=0,05mol

    m mỗi phần=52,65/3=17,55g

    Gọi nFe,nAl mỗi phần là b và c

    56b+27c+0,1.23=17,55

    →56b+27c=15,25(1)

    b+1,5c+0,05=0,475

    →b+1,5c=0,425(2)

    Giải (1) và (2)

    →b=0,2

       c=0,15

    P3+NaOH

    Na+H2O→NaOH+1/2H2

    0,1               0,1

    Al+NaOH+H2O→NaAlO2+3/2H2

    0,15  0,15                 0,15

    dd Y: NaAlO2, NaOH

    nNaOH=0,1+0,1=0,2mol

    nNaOH dư=0,2-0,15=0,05mol

    NaOH+HCl→NaCl+H2O

    0,05      0,05

    NaAlO2+HCl+H2O→Al(OH)3+NaCl

    0,1           0,1                 0,1

    nAl(OH)3=7,8/78=0,1mol

    nHCl=0,05+0,1=0,15mol

    CM HCl=0,15/0,5=0,3l

      

     

    Bình luận

Viết một bình luận