. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi, đứng trước hiđro thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dd HCl dư tạo thành 1,792 lit

. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi, đứng trước hiđro thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dd HCl dư tạo thành 1,792 lit H2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi dư thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m
bt e ạ

0 bình luận về “. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi, đứng trước hiđro thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dd HCl dư tạo thành 1,792 lit”

  1. A B đứng trc H nên đều pư với HCl
    2 phần bằng nhau, hóa trị ko đổi. Suy ra số mol e cho trong 2 phần như nhau. Nên số e nhận cũng = nhau.
    2H+ +2e => H2
    O2 + 4e => 2O-2
    2nH2 = 4nO2 => nO2 = 0.04
    mO2 = 0.04 x 32 = 1.28g
    m oxit = m + mO2 => m = 2.84 – 1.28 = 1.56g
    Chia 2 phần bằng nhau nên = 1.56 x 2 = 3.12g

    Bình luận
  2. Đáp án:

    \( m  = 3,12{\text{ gam}}\)

    Giải thích các bước giải:

    Gọi công thức chung của 2 kim loại là \(R\) hóa trị \(n\)

    Cho phần 1 tác dụng với \(HCl\)

    Ta có:

    \({n_{{H_2}}} = \frac{{1,792}}{{22,4}} = 0,08{\text{ mol}}\)

    Bảo toàn e:

    \({n_R}.n = 2{n_{{H_2}}} = 0,08.2 = 0,16{\text{ mol}}\)

    Cho phần 2 tác dụng với \(O_2\)

    Bảo toàn e:

    \({n_R}.n = 4{n_{{O_2}}} = 0,16{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_{{O_2}}} = \frac{1}{4}.0,16 = 0,04{\text{ mol}}\)

    Bảo toàn khối lượng:

    \({m_{oxit}} = {m_R} + {m_{{O_2}}}\)

    \( \to 2,84 = {m_R} + 0,04.32 \to {m_R} = 1,56{\text{ gam}}\)

    \( \to m = 2{m_{P2}} = 1,56.2 = 3,12{\text{ gam}}\)

    Bình luận

Viết một bình luận