Chiến thắng Vạn Tường (8 -1965) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược

Chiến thắng Vạn Tường (8 -1965) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược

0 bình luận về “Chiến thắng Vạn Tường (8 -1965) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược”

  1. Chiến thắng Vạn Tường (8 -1965) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược: điệt 900 tên, hạ 13 máy bay, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép

    Bình luận
  2. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp.[4]

    Chiến dịch này đã ghi dấu thất bại của Pháp trong việc tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Minh.[4]

    Mục lục

    • 1Bối cảnh
      • 1.1Lực lượng hai bên
    • 2Diễn biến
      • 2.1Giai đoạn 1
      • 2.2Giai đoạn 2
    • 3Kết quả
    • 4Chú thích
    • 5Tham khảo

    Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

    Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động và tầm quan sát, khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn phải theo mùa… nên ngay từ tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Phạm Văn Đồng  Nguyễn Lương Bằng ở lại Tân Trào một thời gian, trực tiếp chỉ đạo củng cố khu căn cứ của Trung ương.

    Đến cuối tháng 10 năm 1946 (trước ngày Toàn quốc kháng chiến), thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng từ Hà Nội trở lại Việt Bắc chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến. Các huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), Chiêm Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang), Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), được chọn làm An toàn khu (ATK). Bắt đầu từ tháng 11 năm 1946, để bảo toàn lực lượng, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Tổng chỉ huy lần lượt rời Hà Nội lên Việt Bắc để lãnh đạo, tổ chức kháng chiến lâu dài. Các binh công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, gần 63 nghìn nhân dân miền xuôi và hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được vận chuyển, sơ tán lên Việt Bắc để vừa sản xuất vừa tiếp tục chiến đấu.

    Đầu năm 1947, sau khi giải pháp chính trị lập chính phủ bù nhìn bế tắc, thực dân Pháp đã quyết định dùng quân sự để giải quyết vấn đề Chiến tranh Đông Dương. Tướng Salan được chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương. Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6 năm1946.

    Tướng Jean-Etienne Valluy (Valuy) – Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Raoul Salan (Xalăng) – Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị “Kế hoạch tấn công Việt Bắc”. Valluy và Salan nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy mô vào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt minh, lùng bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa – Việt.

    Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây, hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương.

    Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước[5]:

    • Bước 1: Mang mật danh Léa (Lê-a), mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc Cạn  Chợ Đồn  Chợ Mới.
    • Bước 2: Mang mật danh Ceinture (Xanh-tuy), tức là “Siết chặt vành đai”, quân Pháp sẽ tập trung lực lượng càn quét khu tam giác: Bắc Cạn – Chợ Chu – Chợ Mới, lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm.”

    Cuộc hành quân mệnh danh là LÉA, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc Kạn  Cao Bằng. Mục tiêu của Pháp là: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…”[6]

    Lực lượng hai bên[sửa | sửa mã nguồn]

    Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, gồm:

    • Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Maroc số 6 (6eRTM), trung 

    Bình luận

Viết một bình luận