chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác đông như thế nào đến kinh tế xã hôi việt nam cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx

chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác đông như thế nào đến kinh tế xã hôi việt nam cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx

0 bình luận về “chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác đông như thế nào đến kinh tế xã hôi việt nam cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx”

  1. Về kinh tế

    – Tích cực:

    + Làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

    + Thành thị theo hướng hiện đại ra đời ⇒ Xuất hiện nền kinh tế hàng hóa

    + Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải

    – Tiêu cực:

    + Vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa

    + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

    + Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

    + Công nghiệp phát triển mất cân đối

    ⇒ Nền kinh tế cơ bản vẫn là nền sản xuất lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc

    Về xã hội

    – Xuất hiện thêm giai cấp tầng lớp mới:

    + Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho giặc nhưng còn một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước

    + Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề ⇒ họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập

    + Tầng lớp tư sản: Bị chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng

    + Tiểu tư sản thành thị: có trình độ học vấn cao, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia phong trào đấu tranh cứu nước

    + Công nhân: Đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống

    ⇒ Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội càng gay gắt

    Mình gửi bài nha!

    Mukuro

    P/s: Cho mình xin câu trả lời hay nhất + 5 sao nha.

    Bình luận

Viết một bình luận