Nhìn lại tiến trình Đổi mới, hẳn nhiều người Việt Nam không thể quên cả một thời kỳ dài với tên gọi “Bao cấp”. Suốt những năm 1970 cho đến năm 1986, sở hữu tư nhân bị triệt tiêu, nhường chỗ cho sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Hệ quả tất yếu là sản xuất nông nghiệp trì trệ, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Phần lớn nhà máy, xí nghiệp rơi vào tình trạng “ lời giả, lỗ thật”. Lưu thông phân phối ách tắc, thị trường rối loạn. Lạm phát đạt tốc độ “ phi mã” kéo dài với chỉ số tăng giá bán lẻ cả năm 1986 là 774,7%. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút nghiêm trọng. Thời kỳ giáp hạt ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình thiếu ăn. Tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân không yên…
Nhận thức về Chính sách kinh tế mới của Lenin
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã có quyết định đúng đắn về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đảng đã nhận thức về việc vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của Lenin về Chính sách kinh tế mới (NEP), trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Năm 1979, Việt Nam đã mời các giáo sư, viện sĩ , tiến sĩ kinh tế hàng đầu của Liên Xô ( Liên bang Nga ngày nay) sang truyền đạt cho các cán bộ trung, cao cấp về Chính sách kinh tế mới (NEP). Đến cuối tháng 12 năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, nhóm nghiên cứu về NEP của Việt Nam ra đời. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược, một trong những thành viên nhóm nghiên cứu về NEP thời kỳ đó, nhớ lại: Thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang quan hệ hàng hóa- tiền tệ thì Chính sách kinh tế mới NEP rất quan trọng với hai tư tưởng chính. Một là phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Hai là sử dụng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước để phát triển kinh tế. Vào thời điểm lịch sử đấy, nếu ta dùng 2 quan điểm kinh tế hàng hóa để bác nền kinh tế kế hoạch, nếu không phải là của Lenin thì quan điểm đó chắc chắn sẽ không được chấp thuận.
Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu Chính sách kinh tế mới của Lê nin, thì cho rằng: Từ mộ t nước lạc hậu mà đi lên như vậy thì Chính sách kinh tế mới là đường đi, không có con đường nào khác. Đó là việc chuyển sang kinh tế thị trường nhưng cái khó khăn nhất là phải đuổi kịp và ngang mức tiên tiến trên thế giới. Sau những khó khăn ban đầu thì cũng có một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường. Vấn đề là vận dụng thế nào con đường tắt này mới là thử thách nhất đối với các Đảng cầm quyền.
Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế
Vận dụng sáng tạo để phát triển
Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế với sự đan xen các loại hình sở hữu, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động…Đó là sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển, mở rộng ở một tầm cao mới. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận định: Bây giờ chúng ta đã vượt xa tất cả các nội dung của Chính sách kinh tế mới. Đến năm 1989-1990, chúng ta đã chấp nhận không phải kinh tế hàng hóa mà là kinh tế thị trường, nâng một tầm cao hơn. Thứ hai, chúng ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế. Còn quan điểm của Lenin mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng chủ nghĩa tư bản trong tô nhượng…Tuy nhiên, NEP chính là cái gậy để xóa bỏ cơ chế mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp, mở đường cho những quan điểm mới. Nó là cái mũ mà những người cộng sản có thể chấp nhận được ở thời kỳ khởi đầu cho công cuộc đổi mới.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đi được một chặng đường dài, gần cán đến mốc 30 năm. Có được những thành quả to lớn như ngày hôm nay, các nhà lý luận ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ cái cũ sang cái mới với rất nhiều khó khăn, trăn trở./.
Vite cho mình 5* nha????
Nhìn lại tiến trình Đổi mới, hẳn nhiều người Việt Nam không thể quên cả một thời kỳ dài với tên gọi “Bao cấp”. Suốt những năm 1970 cho đến năm 1986, sở hữu tư nhân bị triệt tiêu, nhường chỗ cho sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Hệ quả tất yếu là sản xuất nông nghiệp trì trệ, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Phần lớn nhà máy, xí nghiệp rơi vào tình trạng “ lời giả, lỗ thật”. Lưu thông phân phối ách tắc, thị trường rối loạn. Lạm phát đạt tốc độ “ phi mã” kéo dài với chỉ số tăng giá bán lẻ cả năm 1986 là 774,7%. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút nghiêm trọng. Thời kỳ giáp hạt ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình thiếu ăn. Tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân không yên…
Nhận thức về Chính sách kinh tế mới của Lenin
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã có quyết định đúng đắn về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đảng đã nhận thức về việc vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của Lenin về Chính sách kinh tế mới (NEP), trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Năm 1979, Việt Nam đã mời các giáo sư, viện sĩ , tiến sĩ kinh tế hàng đầu của Liên Xô ( Liên bang Nga ngày nay) sang truyền đạt cho các cán bộ trung, cao cấp về Chính sách kinh tế mới (NEP). Đến cuối tháng 12 năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, nhóm nghiên cứu về NEP của Việt Nam ra đời. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược, một trong những thành viên nhóm nghiên cứu về NEP thời kỳ đó, nhớ lại: Thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang quan hệ hàng hóa- tiền tệ thì Chính sách kinh tế mới NEP rất quan trọng với hai tư tưởng chính. Một là phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Hai là sử dụng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước để phát triển kinh tế. Vào thời điểm lịch sử đấy, nếu ta dùng 2 quan điểm kinh tế hàng hóa để bác nền kinh tế kế hoạch, nếu không phải là của Lenin thì quan điểm đó chắc chắn sẽ không được chấp thuận.
Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu Chính sách kinh tế mới của Lê nin, thì cho rằng: Từ mộ t nước lạc hậu mà đi lên như vậy thì Chính sách kinh tế mới là đường đi, không có con đường nào khác. Đó là việc chuyển sang kinh tế thị trường nhưng cái khó khăn nhất là phải đuổi kịp và ngang mức tiên tiến trên thế giới. Sau những khó khăn ban đầu thì cũng có một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường. Vấn đề là vận dụng thế nào con đường tắt này mới là thử thách nhất đối với các Đảng cầm quyền.
Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế
Vận dụng sáng tạo để phát triển
Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế với sự đan xen các loại hình sở hữu, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động…Đó là sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển, mở rộng ở một tầm cao mới. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận định: Bây giờ chúng ta đã vượt xa tất cả các nội dung của Chính sách kinh tế mới. Đến năm 1989-1990, chúng ta đã chấp nhận không phải kinh tế hàng hóa mà là kinh tế thị trường, nâng một tầm cao hơn. Thứ hai, chúng ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế. Còn quan điểm của Lenin mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng chủ nghĩa tư bản trong tô nhượng…Tuy nhiên, NEP chính là cái gậy để xóa bỏ cơ chế mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp, mở đường cho những quan điểm mới. Nó là cái mũ mà những người cộng sản có thể chấp nhận được ở thời kỳ khởi đầu cho công cuộc đổi mới.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đi được một chặng đường dài, gần cán đến mốc 30 năm. Có được những thành quả to lớn như ngày hôm nay, các nhà lý luận ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ cái cũ sang cái mới với rất nhiều khó khăn, trăn trở./.