Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 8: 10 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng chất rắn không tan là

Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 với tỉ lệ khối lượng tương ứng là
8: 10 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng chất rắn không tan là

0 bình luận về “Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 8: 10 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng chất rắn không tan là”

  1. Ta có: $m_{Cu}+m_{Fe_2O_3}=14,4g$

    $\dfrac{m_{Cu}}{m_{Fe_2O_3}}=\dfrac{8}{10}$

    $\to 8m_{Fe_2O_3}=10m_{Cu}$

    Cho số mol của $Cu, Fe_2O_3$ lần lượt là $x,y$ (mol).

    $64x+160y=14,4(1)$

    $8.160y=10.64x$

    $\to -640x+1280y=0$

    Từ $(1),(2) \to \begin{cases}x=0,1(mol)\\y=0,05(mol)\\\end{cases}$

    Do $Cu$ không phản ứng với $HCl$.

    Phương trình: $Fe_2O_3+6HCl\to 2FeCl_3+3H_2O$

                            0,05______________0,1                           (mol)

    $Cu+2FeCl_3\to CuCl_2+2FeCl_2$

       0,05     $  ←$   0,1                                   (mol)

    $\to n_{Cu\text{..dư}}=0,1-0,05=0,05(mol)$

    $\to m_{\text{..rắn không tan}}=n_{Cu\text{..dư}}=0,05.64=3,2g$

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     `m_{\text{Chất rắn}}=3,2(g)`

    Giải thích các bước giải:

     Ta có `Cu` không tác dụng với `HCl`

    `Fe_2O_3+6HCl->2FeCl_3+3H_2O`

    Lại có tỉ lệ khối lượng của `Cu:Fe_2O_3` là `8:10`

    `=>` Gọi `m` là khối lượng của `Fe_2O_3`

    `=>m_{Cu}=0,8m`

    Mà `m_{Cu}+m_{Fe_2O_3}=m+0,8m=1,8m(g)`

    Hay

    `1,8m=14,4(g)`

    `=>m=8(g)`

    `=>n_{Fe_2O_3}=\frac{8}{160}=0,05(mol)`

    `=>m_{Cu}=8.0,8=6,4(g)`

    `=>n_{Cu}=\frac{6,4}{64}=0,1(mol)`

    Theo phương trình

    `n_{FeCl_3}=2n_{Fe_2O_3}=0,1(mol)`

    `Cu+2FeCl_3->CuCl_2+2FeCl_2`

    Theo phương trình

    `n_{Cu(dư)}=n_{Cu}-1/2 n_{FeCl_3}=0,1-\frac{0,1}{2}=0,05(mol)`

    `=>m_{\text{Rắn}}=m_{Cu(dư)}=0,05.64=3,2(g)`

    Bình luận

Viết một bình luận