Cho ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. a) Chứng minh    ABM ACM . b) Vẽ MD AB  tại D, vẽ ME AC  tại E. Chứng minh: MD = ME. c) Gọi I là

Cho ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC.
a) Chứng minh    ABM ACM .
b) Vẽ MD AB  tại D, vẽ ME AC  tại E. Chứng minh: MD = ME.
c) Gọi I là giao điểm của DE và AM. Chứng minh I là trung điểm của
DE.
d) Chứng minh DE // BC.(giúp mình nha mình hết điểm rùi)

0 bình luận về “Cho ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. a) Chứng minh    ABM ACM . b) Vẽ MD AB  tại D, vẽ ME AC  tại E. Chứng minh: MD = ME. c) Gọi I là”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Xét 2 tam giác ABM và ACM

    AB=AC

    AM cạnh chung

    MB=MC

    => Tam giác ABM= Tam giác ACM(C.C.C)

    => góc BAM= Góc CAM( 2 góc tương ứng)

    Xét 2 tam giác vuông ADM và AEM

    AM cạnh chung

    Góc DAM= Góc EAM(CMT)

    => Tam giác ADM= Tam giáC AEM(CH_GN)

    => MD= ME( 2 cạnh tương ứng)

    Tam giác MDE cân tại M(MD=ME)

    Góc DMA= góc EMA( Tam giác ADM= Tam giác AEM)

    => TIa p/g MA đồng thời là đường trung tuyến cắt cạnh DE tại I

    => I là trung điểm của DE

    Tia p/g AM đồng thời là đường cao

    Của tam giác ABC=> AM vuông góc BC(1)

    MI là tia p/ g đồng thời là đường cao của tam giác cân MDE=> MI vuông góc DE

    Hay MA vuông góc DE(2)

    Từ (1)&(2)=> DE//BC

    Bình luận
  2. Đáp án: 

    Giải thích các bước giải:

     Xét $ΔABM$ và $ΔACM$ có:

    $AB=AC (gt)$

    $AM$ chung

    $MB=MC$

    ⇒$ΔABM= ΔACM(c-c-c)$

    ⇒$\widehat{BAM}=$$\widehat{CAM}$( 2 góc tương ứng)

    Xét $ΔADM$ và $ΔAEM$ có:

    $\widehat{ADB}=$$\widehat{AEM}=90^o$

    $AM$ chung

    $\widehat{DAB}$=$\widehat{EAM}(cmt)$

    ⇒$ΔADM=ΔAEM (ch-gn)$

    ⇒ $MD= ME$( 2 cạnh tương ứng)

    ⇒$ΔMDE$ cân tại $M$

    $\widehat{DMA}$$=\widehat{EMA}$(Do $ΔADM=ΔAEM$)

    ⇒ Tia phân giác $MA$ đồng thời là đường trung tuyến cắt cạnh $DE$ 

    ⇒ $I$ là trung điểm của $DE$

    Tia phân giác $AM$ đồng thời là đường cao $ΔABC$

    ⇒$AM⊥BC(1)$

    $MI$ là tia p/ g đồng thời là đường cao của $ΔMDE$

    ⇒$MI⊥DE$

    Hay $MA⊥DE(2)$

    Từ (1) và (2)⇒ $DE//BC$

    Bình luận

Viết một bình luận