Cho `ΔABC` có `3` góc nhọn. Gọi `M` là điểm nằm trên cạnh `BC`. Lấy `N` và `P` sao cho `AB` là đường trung trực của `MN`, `AC` là đường trung trức của

Cho `ΔABC` có `3` góc nhọn. Gọi `M` là điểm nằm trên cạnh `BC`. Lấy `N` và `P` sao cho `AB` là đường trung trực của `MN`, `AC` là đường trung trức của `MP`. `NP `cắt `AB, AC` theo thứ tự tại `F` và `E`. CMR:
a) `ΔANP` là tam giác cân
b) `MA` là phân giác của` \hat{EMF}`
c) Từ điểm `O` tuỳ ý trong` ΔABC` kẻ `OA_{1}, OB_{1}, OC_{1}` lần lượt cuông góc với các cạnh `BC, CA, AB`. CMR:`AB_{1}^2+ BA_{1}^2+ CA_{1}^2= AC_{1}+ BA_{1}^2+ CB_{1}^2`

0 bình luận về “Cho `ΔABC` có `3` góc nhọn. Gọi `M` là điểm nằm trên cạnh `BC`. Lấy `N` và `P` sao cho `AB` là đường trung trực của `MN`, `AC` là đường trung trức của”

  1. Hình bạn tự vẽ nhoa.

    Giải:

    a,Vì AB là đường trung trực của MN nên điểm A cách đều 2 điểm M,N

    => AN=AM

    tương tự ta đc AM=AP

    Từ 2 điều trên => AN=AP => ΔANP cân tại A

    vậy…….

    b, Có AB hay FB là đường trung trực của cạnh MN

    => điểm F cách đều 2 điểm M,N

    => FN=FM

    tg tự, ta c/m đc EM=EP

    Xét ΔANF và ΔAMF có

    AN=AM (câu a)

    AF là cạnh chung

    FN=FM (cmt)

    =>ΔANF = ΔAMF (c.c.c)

    =>^ANF=^AMF (2 góc tg ứng)

    hay ^ANP=^AMF                          (1)

    c/m tg tự đc ΔAME=ΔAPE(c.c.c)

    =>^AME=^APE (….)

    hay ^AME=^APN                          (2)

    theo câu a: ΔANP cân tại A

    => ^ANP = ^APN                         (3)

    (1) (2) (3) => ^AMF=^AME

    => là phân giác của

    Xét  vuông tại 

    ⇒OA2=B1A2+B1O2 (định lí Pytago)

    Xét  vuông tại 

    B1 (định lí Pytago)

    Xét  vuông tại 

    C1 (định lí Pytago)

    Xét  vuông tại 

    C1 (định lí Pytago)

    Xét vuông tại 

    A1 (định lí Pytago)

    Xét  vuông tại A1 (định lí Pytago)

    Từ

         

    Từ 

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Bạn tự vẽ hình nhé.

    a) Do $AB$ là đường trung trực $MN$

    $⇒AN=AM(1)$ (tính chất đường trung trực $1$ đoạn thẳng)

    Do $AC$ là đường trung trực $MP$

    $⇒AP=AM(2)$ (tính chất đường trung trực $1$ đoạn thẳng)

    Từ $(1);(2)⇒AN=AP⇒ΔANP$ cân tại $A(đpcm)$

    b) Do $AB$ là đường trung trực $MN$ mà $F∈AB$

    $⇒FN=FM(1)$ (tính chất đường trung trực $1$ đoạn thẳng)

    Do $AC$ là đường trung trực $MP$ mà $E∈AB$

    $⇒EP=EM(2)$ (tính chất đường trung trực $1$ đoạn thẳng)

    Xét $ΔANF$ và $ΔAMF$ có:

    $AN=AM$ (câu $a$)

    $AF$ chung

    $NF=MF(cmt)$

    $⇒ΔANF=ΔAMF$ (cạnh – góc – cạnh)

    $⇒∠ANF=∠AMF(3)$ (2 góc tương ứng)

    Xét $ΔAPE$ và $ΔAME$ có:

    $AP=AM$ (câu $a$)

    $AE$ chung

    $PE=ME(cmt)$

    $⇒ΔAPE=ΔAME$ (cạnh – góc – cạnh)

    $⇒∠APE=∠AME(4)$ (2 góc tương ứng)

    Do $ΔANP$ cân tại $A$ (câu $a$)

    $⇒∠ANP=∠APN(5)$

    Từ $(3);(4);(5)⇒∠AME=∠AMF⇒MA$ là phân giác $∠EMF(đpcm)$

    c) Xét $ΔOB_1A$ vuông tại $B_1⇒OA^2=B_1A^2+B_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒B_1A^2=OA^2-B_1O^2(6)$

    Xét $ΔOB_1C$ vuông tại $B_1⇒OC^2=B_1C^2+B_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒B_1C^2=OC^2-B_1O^2(7)$

    Xét $ΔOC_1A$ vuông tại $C_1⇒OA^2=C_1A^2+C_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒C_1A^2=OA^2-C_1O^2(8)$

    Xét $ΔOC_1B$ vuông tại $C_1⇒OB^2=C_1B^2+C_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒C_1B^2=OB^2-C_1O^2(9)$

    Xét $ΔOA_1B$ vuông tại $A_1⇒OB^2=A_1B^2+A_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒A_1B^2=OB^2-A_1O^2(10)$

    Xét $ΔOA_1C$ vuông tại $A_1⇒OC^2=A_1C^2+A_1O^2$ (định lí Pytago)

    $⇒A_1C^2=OC^2-A_1O^2(11)$

    Từ $(6);(9);(11)⇒AB_1^2+BC_1^2+CA_1^2=OA^2-B_1O^2+OB^2-C_1O^2+OC^2-A_1O^2(*)$

         $(7);(8);(10)⇒AC_1^2+BA_1^2+CB_1^2=OA^2-C_1O^2+OB^2-A_1O^2+OC^2-B_1O^2(**)$

    Từ $(*);(**)⇒AB_1^2+BC_1^2+CA_1^2=AC_1^2+BA_1^2+CB_1^2(đpcm)$

    Bình luận

Viết một bình luận