Cho ΔABC vuông cân tại đỉnh A, M là trung điểm của BC. Trên cạnh BC lấy điểm D tuỳ ý (D khác M). Từ B,C hạ BE, CF vuông góc với AD. Chứng minh: a) Δ

Cho ΔABC vuông cân tại đỉnh A, M là trung điểm của BC. Trên cạnh BC lấy điểm D tuỳ ý (D khác M). Từ B,C hạ BE, CF vuông góc với AD. Chứng minh:
a) ΔAEB = ΔAFC
b) ΔAME = ΔCMF
c) ΔMEF vuông cân.

0 bình luận về “Cho ΔABC vuông cân tại đỉnh A, M là trung điểm của BC. Trên cạnh BC lấy điểm D tuỳ ý (D khác M). Từ B,C hạ BE, CF vuông góc với AD. Chứng minh: a) Δ”

  1. Vì ΔABCvuôngcân tại A ⇒

    -ΔAFC vuông tại F ⇒góc FCA = 90 độ – góc FAC 

    Lại có góc EAB= 90 độ – góc  FAC 

    ⇒Góc FCA = Góc EAB
    Xét ΔAEB và ΔAFC có

    Góc AEB = Góc AFC = 90 độ

    AB = AC  (cmt)

    Góc EAB = góc FCA ( cmt)

    ⇒ΔAEB = ΔAFC (ch-gn)

    b ΔAEB = ΔAFC(cmt)⇒AE = FC

    Xét ΔABM và ΔACM có

    AB = AC(cmt)

    Góc ABM = Góc ACM (cmt)

    AM = MC
    ⇒ΔABM = ΔACM(c.g.c)

    ⇒Góc AMB = Góc AMC
    Mà góc AMB + góc AMC = 180 độ (kề bù)

    ⇒Góc AMB = Góc AMC = 180 ĐỘ :2=90 độ

    ⇒AM ⊥ BC
    ΔAMC vuông tại M ⇒

    Góc MAC = 90 độ – góc MCA

    Góc MAC = 90 độ – 45 độ = 45 độ

    ⇒Góc MAC = Góc MCA
    ⇒ΔMAC cân tại M

    ⇒MA = MC                                   

    ΔAME vuông tại M ⇒góc MAE = 90 độ – góc MDA

    ΔDFC vuông tại F ⇒góc MCF = 90 độ – góc FDC

    Mà góc MDA = góc FDC ( đối đỉnh)
    ⇒Góc MAE = Góc MCF

     Xét ΔAME và ΔCMF có

    AE  =  FC(cmt)

    Góc MAE = Góc MCF ( cmt)

    AM = MC (cmt)
    ⇒ΔAME = ΔCMF (c.g.c)
    ΔAME = ΔCMF (cmt)⇒ME = MF
    ⇒ΔMEF cân tại M (1)
    ΔAME = ΔCMF (cmt)
    ⇒Góc AME = Góc CMF
    mà góc AME + góc EMD = 90 độ

    ⇒Góc EMD + Góc CMF = 90 độ

    Hay  ΔMEF vuông tại M (2)
    Từ (1) và (2) ⇒MEF vuông cân tại M

     

    Bình luận
  2. `a_)`

     Vì `Delta AEB` vuông tại `E`

    `=> hat B_1 + hat {BAE} = 90^o(1)`

    Ta có: `hat {BAC} = 90^o`

    `=> hat {BAE} + hat A_1 = 90^o(2)`

    Từ `(1)` và `(2) => hat A_1 = hat B_1`

    Xét `Delta AEB` vuông tại `E` và `Delta CFA` vuông tại `F` có:

    `AB = AC`(`Delta ABC` vuông cân tại `A`)

    `hat B_1 = hat A_1(cmt)`

    `=> Delta AEB = Delta CFA(ch-gn)(**)`

    `b_)`

    Gọi `AF cap BC = {I}`

    Ta có: `AM = 1/2 BC`(tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong `Delta` vuông) mà `CM = 1/2 BC`(`M` là trung điểm `BC`)

    `=> AM = CM`
    Từ `(**) => AE = CF`(`2` cạnh tương ứng)

    `Delta ABC` vuông cân tại `A` có `AM` là đường trung tuyến 

    `=> AM` đồng thời là đường cao của` Delta ABC`

    `=> AM bot BC`

    `=> Delta AIM` vuông tại `M`

    `=> hat A_2 + hat {I_2} = 90^o` mà `hat {I_1} = hat {I_2}`(`2` góc đối đỉnh)

    `=> hat A_2 + hat {I_1} = 90^o(3)`

    Vì `Delta CIF` vuông tại `F`

    `=> hat C_1 + hat {I_1} = 90^o(4)`

    Từ `(3)` và `(4) => hat A_2 = hat C_1`

    Xét `Delta AME` và `Delta CMF` có:

    `AM = CM(cmt)`

    `hat A_2 = hat C_1(cmt)`

    `AE = CF(cmt)`

    `=> Delta AME = Delta CMF(c – g – c)(***)`

    `c_)`

    Từ `(***) => hat M_1 = hat M_3`(`2` góc tương ứng) và `ME = MF`(`2` cạnh tương ứng)

     Vì `AM bot BC(cmt)`

    `=> hat {AMC} = 90^o`

    `=> hat M_1 + hat M_2 = 90^o` mà `hat M_1 = hat M_3(cmt)`

    `=> hat M_3 + hat M_2 = 90^o`

    `=> hat EMF = 90^o(5)`

    `ME = MF(cmt)`

    `=> Delta EMF` cân tại `M(6)`

    Từ `(5)` và `(6) => Delta EMF` vuông cân

    Bình luận

Viết một bình luận