cho ΔABC vuông tại A và có BD là đường phân giác của góc B , kẻ DE ⊥ BC . Gọi F là giao điểm của AB và DE . chứng minh rằng : a) BD là trung trực của

cho ΔABC vuông tại A và có BD là đường phân giác của góc B , kẻ DE ⊥ BC . Gọi F là giao điểm của AB và DE . chứng minh rằng :
a) BD là trung trực của AE
b) AD < DC c) AE // FC

0 bình luận về “cho ΔABC vuông tại A và có BD là đường phân giác của góc B , kẻ DE ⊥ BC . Gọi F là giao điểm của AB và DE . chứng minh rằng : a) BD là trung trực của”

  1. Đáp án:

    `a,`

    Xét `ΔABD` và `ΔEBD` có :

    `hat{BAD} = hat{BED} = 90^o`

    `hat{ABD} = hat{EBD}` (giả thiết)

    `BD` chung

    `-> ΔABD = ΔEBD` (cạnh huyền – góc nhọn)

    `-> AB = EB` (2 cạnh tương ứng)

    `-> B` nằm trên đường trung trực của `AE` `(1)`

    Vì `ΔABD = ΔEBD` (chứng minh trên)

    `-> AD = ED` (2 cạnh tương ứng)

    `-> D` nằm trên đường trung trực của `AE` `(2)`

    Từ `(1), (2)`

    `-> BD` là đường trung trực của `AE`

    $\\$

    $\\$

    $b,$

    Xét `ΔDEC` vuông tại `E` có :

    `DC` là cạnh lớn nhất

    `-> DC > DE`

    mà `AD = DE` (chứng minh trên)

    `-> AD < DC`

    $\\$

    $\\$

    $c,$

    Có : `AB = EB` (chứng minh trên)

    `-> ΔABE` cân tại `B`

    `-> hat{BAE} =hat{BEA} = (180^o – hat{B})/2` `(3)`

    Xét `ΔADF` và `ΔEDC` có :

    `hat{ADF} = hat{EDC}` (2 góc đối đỉnh)

    `AD = ED` (chứng minh trên)

    `hat{FAD} = hat{CED}=90^o`

    `-> ΔADF = ΔEDC` (góc – cạnh – góc)

    `-> AF = EC` (2 cạnh tương ứng)

    Có : \(\left\{ \begin{array}{l}AB + AF = BF\\EB +EC=BC\end{array} \right.\)

    mà `AB = EB, AF = EC`

    `-> BF = BC`

    `-> ΔFBC` cân tại `B`

    `-> hat{BFC} = hat{BCF} = (180^o – hat{B})/2` `(4)`

    Từ `(3), (4)`

    `-> hat{BAE} = hat{BFC} (= (180^o – hat{B})/2)`

    mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

    $→ AE//FC$

     

    Bình luận
  2. a, Xét Δ ABD vuông tại A và ΔEBD vuông tại E có:

    BD cạnh chung

    góc ABD = góc EBD ( gt )

    Do đó Δ ABD = Δ EBD ( cạnh huyền – góc nhọn )

    => AB = EB ; AD = ED ( cặp cạnh tương ứng )

    Vì AB=EB ; AD=ED

    => B là D nằm trên đường trung trực của AE

    => BD là đường trung trực của AE ( đpcm )

    Xét Δ ADF và Δ EDC có:

    góc FAD = góc CED ( =90 độ )

    AD = ED ( cmt )

    góc ADF = góc EDC ( đối đỉnh )

    Do đó Δ ADF = Δ EDC ( g.c.g )

    => DF=DC ( cặp cạnh tương ứng ) 

    c, Xét ΔDEC vuông tại E ta có:

    DE < DC ( do trong tam giác vuông cạnh huyền lớn nhất )

    Mà DE=DA

    => DA<DC ( đpcm )

    d, Vì Δ ADF = Δ EDC ( cm câu b )

    => AF = EC ( cặp cạnh tương ứng )

    Ta có : BF=BA+AF  ;  BC=BE+EC

    mà BA=BE ; AF=EC ( đã cm )

    => BF=BC

    => Δ BCF cân tại B

    Mặt khác ta có: BA = BE ( cm câu a )

    => tam giác ABE cân tại B

    Xét Δ BCF và ΔABE cân tại B ta có:

    góc BAE = (180−∠ ABE)/2 ; góc BFC = (180 −gócFBC)/2

    => góc BAE = góc BFC

    => AE // CF( do có 1 cặp góc bằng nhau ở vị trí đồng vị )

    Bình luận

Viết một bình luận