Cho biết cấu tạo, các khái niệm, các tia sáng đặc biệt của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ

Cho biết cấu tạo, các khái niệm, các tia sáng đặc biệt của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ

0 bình luận về “Cho biết cấu tạo, các khái niệm, các tia sáng đặc biệt của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ”

  1. Đáp án:

    + Thấu kính hội tụ:

    – Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.

    – Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

        Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

        (Δ) là trục chính

        O là quang tâm

        F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh

        Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

    – Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

    – Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:

        + Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.

        + Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh F’.

        + Tia tới qua tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.

    +Thấu kính phân kì:

    – Thấu kính phân kì được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa.

    – Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

        Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

        (Δ) là trục chính

        O là quang tâm

        F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh.

        Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

    – Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính phân kì

    – Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.

    – Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:

        + Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.

        + Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh F’.

        + Tia tới hướng tới tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.

    Bình luận

Viết một bình luận