cho câu ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần a) nêu

cho câu ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
a) nêu PTBĐ của bài ca dao trên
b) Nêu biện pháp tu từ có trong bài trên
c) nêu nội dung

0 bình luận về “cho câu ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần a) nêu”

  1. @Meo_

    a) PTBĐ: miêu tả, tự sự và biểu cảm

    b) Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ

    _ So sánh:

    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

    → Như: từ so sánh

    → Tác dụng: 

      + Làm cho câu thơ giàu hình ảnh hơn

      + Gợi lên những cảm xúc chân thực hơn cho người đọc

      + Giúp người đọc dễ hình dung về sự vật được diễn đạt

    _ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

    → Thánh thót: chỉ âm thanh nhưng trong câu thơ trên lại chỉ tính chất của sự vật

    → Tác dụng:

      + Tạo nên hình ảnh giọt mồ hôi cao quý

      + Làm cho câu thơ thêm hấp dẫn với sự ẩn dụ về âm thanh

      + Dẫn dắt những cảm xúc đồng cảm cho người đọc

    c) Nội dung: Nói về giá trị của hạt gạo là rất quí giá, quan trọng. Bộc lộ tình cảm biết ơn của tác giả đối với nông dân, người phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể làm ra hạt gạo. Qua đó, nhắc nhở chúng ta phải biết trân quý hạt gạo bởi nó là mồ hôi công sức của bao con người.

    Bình luận
  2. a) PTBĐ : biểu cảm kết hợp miêu tả

    b) Biện pháp tu từ so sánh : “ Mồ hôi thánh thót”-“ mưa ruộng cày “; nghê thuật đối lập :” dẻo thơm “>< “ đắng cay”; “ một phần “><“ muôn phần “; biện pháp tu từ nói quá “ mồ hôi như mưa ruộng cày “

    Tác dụng 

    + Làm câu thơ sinh động gợi hình gợi cảm

    + Nổi bật nỗi vất vả, khổ cực của người nông dân nơi đồng áng

    + Thái độ thương xót đồng cảm của tác giả dân gian với người nông dân

    c) Nội dung: Ca ngợi , trân trọng tinh thần lao động , nỗi vất vả của người nông dân khi làm việc nơi đồng ruộng .

    Bình luận

Viết một bình luận