Cho đoạn thơ sau: đề 3: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt

Cho đoạn thơ sau:
đề 3:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh
sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác
dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Câu:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?
Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

0 bình luận về “Cho đoạn thơ sau: đề 3: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt”

  1. Câu 1:- Đoạn thơ trên trích trong văn bản:Nhớ Rừng của Thế Lữ

              -Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935.

    Câu 2:Đại từ: “ta” trong văn bản”Nhớ rừng” là đại từ chỉ con hổ sống trong vườn bách thú

    Câu 3:Biện pháp nhân hóa: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Bộc lộ niềm phẫn uất trong hổ cũng là trong tác giả, trong mỗi người dân VIệt Nam mất nước thuở ấy

    Câu 4:

     Kiểu câu phân theo mục đích nói: câu trần thuật

    -Chức năng: Kể lại thực trạng, tâm trạng của hổ trong cảnh bị giam cầm

    Câu 5:Nội dung đoạn thơ: bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.

    Bình luận

Viết một bình luận