cho đt tâm O lấy 3 điểm ABC.gọi MNP theo thứ tự là các điểm chính giữa của các cung AB,BC và AC.gọi I là giao điểm của MN và AB ,K là giao điểm của BP

cho đt tâm O lấy 3 điểm ABC.gọi MNP theo thứ tự là các điểm chính giữa của các cung AB,BC và AC.gọi I là giao điểm của MN và AB ,K là giao điểm của BP và AN.cmr:
a) tam giác BNKcân
b)AI.BN=IB.AN
c)IK//BC

0 bình luận về “cho đt tâm O lấy 3 điểm ABC.gọi MNP theo thứ tự là các điểm chính giữa của các cung AB,BC và AC.gọi I là giao điểm của MN và AB ,K là giao điểm của BP”

  1. a) Ta có: $\widehat{BKN}$

    $=\frac{ \stackrel\frown{AP}+ \stackrel\frown{BN}}{2}$

    $=\frac{ \stackrel\frown{PC}+ \stackrel\frown{NC}}{2}$

    $=\frac{ \stackrel\frown{NP}}{2}$

    $=\widehat{NBP}$

    Hay $\widehat{BKN}=\widehat{NBK}$

    $=>\Delta NBK$ cân tại N.

    b) Chứng minh được cho: $\Delta MAI\sim\Delta BNI$

    $=> \frac{AI}{NI}=\frac{MA}{BN}=>AI.BN=NI.MA(1)$

    Tiếp tục chứng minh cho : $\Delta NBI\sim\Delta NMA$(nếu bạn không c/m đc thì bảo tui viết rõ nha.

    $=> \frac{BI}{MA}=\frac{IN}{AN}=>IN.MA=BI.AN(2)$

    Từ $(1)$ và $(2)$: AI.BN=IB.AN.

    c) Do $M$ là điểm chính giữa của $\stackrel\frown{AB}$ nên $NM$ là phân giác $\widehat{BNA}$ hay $NI$ là phân giác $\widehat{BNK}$

    Theo câu a), $\Delta BNK$ cân tại $N$ nên $NI$ là phân giác đồng thời là đường trung trực của $BK$.

    => $IB=IK$( tính chất đường trung trực)

    => $\Delta IBK$ cân tại I=> $\widehat{IBK}=\widehat{IKB}$ hay $\widehat{IKB}=\widehat{ABP}$(3)

    Do P là điểm chính giữa cung AC nên $\widehat{ABP}=\widehat{KBC}$(4)

    Từ (3) và (4)=> $\widehat{IKB}=\widehat{KBC}$.

    Mà 2 góc ở vị trí so le trong nên IK//BC(đpcm).

     

    Bình luận

Viết một bình luận