cho em hỏi văn hiến nghĩa là gì (theo cách hiểu của anh chị tại em có xem qua trên google nhưng vẫn chưa hiểu rõ) và anh chị có bài văn nào hay viết v

cho em hỏi văn hiến nghĩa là gì (theo cách hiểu của anh chị tại em có xem qua trên google nhưng vẫn chưa hiểu rõ) và anh chị có bài văn nào hay viết về 1000 năm văn hiến của đất nước thì cho em tham khảo với ạ

0 bình luận về “cho em hỏi văn hiến nghĩa là gì (theo cách hiểu của anh chị tại em có xem qua trên google nhưng vẫn chưa hiểu rõ) và anh chị có bài văn nào hay viết v”

  1. Thăng Long – Hà Nội, mảnh đất có bề dày lịch sử nghìn năm, là nơi hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh Việt Nam. Những ngày này, thủ đô Hà Nội – mảnh đất “sinh khí ngàn năm” của đất nước đang tưng bừng không khí nhộn nhịp chào mừng 60 năm giải phóng thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014). Chuyên mục “Đất nước – Con người” trên Điện Biên Phủ cuối tuần kỳ này cùng bạn đọc tìm hiểu lược sử mảnh đất văn hiến Thăng Long – Hà Nội ngàn năm.

    Lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long – Hà Nội khởi nguồn khi Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư vào thành Đại La năm 1010. Trong Chiếu dời Đô , Lý Thái Tổ từng nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt. Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!”. Mảnh đất “đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời” ấy được đặt tên là Thăng Long cũng bởi thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Trải qua bao năm tháng cùng những thăng trầm bể dâu của nhiều triều đại, từ Lý, Trần đến Hồ, Lê, mảnh đất Thăng Long trở thành kinh đô bậc nhất của đất nước; đồng thời nơi đây cũng trở thành chứng nhân lịch sử quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

    Những công trình, hình ảnh gắn liền với đất Thăng Long – Hà Nội (từ trái qua): Cầu Long Biên, Hồ Gươm, Mít tinh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

    Đất Thăng Long xưa nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, có đất đai màu mỡ, trù phú; nơi đây đã sớm là một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Qua nhiều lần đổi tên, mảnh đất Thăng Long đã mang những tên gọi khác nhau, như: Long Phượng, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh. Đến thời nhà Nguyễn, tên Hà Nội mới được khai sinh đặt cho vùng đất Thăng Long. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

    Tìm hiểu nét văn hóa ngàn năm của đất Thăng Long – Hà Nội cho thấy đây là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn. Những nét văn hóa thường được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, truyền thống ẩm thực, những thú vui giải trí… Những thú vui tao nhã như: chơi hoa, trồng cây cảnh, nuôi chim… vẫn được giữ lại dù thành phố ngày nay đã trở nên chật chội. Trang phục của người Hà Nội, dẫu thay đổi nhiều theo thời gian, vẫn được xem là trang nhã và duyên dáng.

    Trong nhịp sống hiện đại hôm nay, mảnh đất Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội vẫn còn rất bí ẩn và quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua truyền thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố, ngôi nhà cổ, tường thành xưa, đường phố cũ…

    Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền văn minh tinh thần, một nếp sống văn hóa gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ. Khu phố cổ Hà Nội vẫn là khu vực đông đúc nhất. Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghề thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái tên như: Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Đồng, Thuốc Bắc…

    Lãnh đạo TP Hà Nội về tiếp quản Thủ đô, tháng 10/1954.

    Bề dày lịch sử cũng khiến Thăng Long trở thành một vùng đất đầy hấp dẫn về du lịch, với những địa danh lịch sử – văn hóa nổi tiếng như Hoàng thành Thăng Long, quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Tháp Rùa – Đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Thăng Long Tứ trấn, thành Cổ Loa… Du khách cũng sẽ rất thích thú khi được dạo quanh khu phố cổ sầm uất hay những ngỏ phố nhỏ cổ kính trầm mặc bằng xích lô. Đây còn là mảnh đất nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, những sản phẩm thủ công tinh xảo, như: gốm Bát Tràng, lụa La Khê, đồ đồng Ngũ Xã, sơn mài Hà Thái… cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng như: Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm. Một số di tích của Hà Nội như: Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác nhưng vẫn có những món ăn mang nét riêng biệt, đậm “hồn cốt Hà Nội”, như: cốm làng Vòng, phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây…

    Mảnh đất Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn giữ được vai trò “là nơi đô thành bậc nhất” với sự phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và số dân. Nếu như thời điểm 60 năm trước, khi về tiếp quản, thủ đô Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân thì đến tháng 8 năm 2008 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội có diện tích 3.344,7km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Với diện tích trên ba ngàn cây số vuông và số dân hiện nay khoảng hơn 6,4 triệu người, Hà Nội trở thành một trong 17 thủ đô lớn nhất 

    Bình luận

Viết một bình luận