Cho hàm số y = 2x +1 có đồ thị là (d1)và hàm số y = –x + 4có đồ thị là (d2).a/ Vẽ (d1) và (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ.b/ Tìm tọa độ giao điểm A củ

Cho hàm số y = 2x +1 có đồ thị là (d1)và hàm số y = –x + 4có đồ thị là (d2).a/ Vẽ (d1) và (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ.b/ Tìm tọa độ giao điểm A của (d1) và (d2) bằng phép toán.c/ Xác địnhhệ số a và b của đường thẳng (d3): y=ax+b(0a).Biết đường thẳng(d3)song song với đường thẳng (d1) và cắt (d2) tại điểm có hoành độ là 3.

0 bình luận về “Cho hàm số y = 2x +1 có đồ thị là (d1)và hàm số y = –x + 4có đồ thị là (d2).a/ Vẽ (d1) và (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ.b/ Tìm tọa độ giao điểm A củ”

  1. Đáp án:

    a. Đồ thị hàm số $y = 2x + 1$ là một đường thẳng đi qua hai điểm: 

          $A(0; 1)$;      và:    $B(-\dfrac{1}{2}; 0)$ 

    Đồ thị hàm số $y = – x + 4$ là một đường thẳng đi qua hai điểm: 

         $M(0; 4)$;      và:    $N(4; 0)$ 

    b. Hoành độ giao điểm của $d_1$ và $d_2$ là nghiệm của phương trình: 

    $2x + 1 = – x + 4 \to 3x = 3 \to x = 1$ 

    Thay vào ta được: $y = – 1 + 4 = 3$ 

    Vậy tọa độ giao điểm của $d_1$ và $d_2$ là:        $K(1; 3)$ 

    c. Vì $d_3 // d_1$ nên ta có: $a = 2$;   và $b \neq 1$ 

    Ta có đường thẳng $y = 2x + b$

    Với hoành độ bằng 3, tức $x = 3$ thì tung độ của đường thẳng $d_2$ là: 

          $y = – 3 + 4 = 1$ 

    Suy ra giao điểm của $d_3$ và $d_2$ là $(3; 1)$ 

    Do $d_3$ đi qua điểm đó nên ta có: 

    $1 = 2.3 + b \to b = – 5$ 

    Vậy:   $a = 2$;       $b = – 5$

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. a,

    $(d_1):$

    Cho `x=0->y=1->A(0;1)`

    Cho `y=0->x=-1/2->B(-1/2;0)`

    `(d_2):`

    Cho `x=0->y=4->C(0;4)`

    Cho `y=0->x=4->D(4;0)`

    b,

    Xét phương trình hoành độ giao điểm của `(d_1)` và `(d_2)`

    `2x+1=-x+4`

    `<=>3x=3`

    `<=>x=1`

    Thay `x=1` vào `y=2x+1=>y=3`

    Vậy `(d_1)` giao `(d_2)` tại `M(1;3)`

    c,

    Ta có: `(d_3):y=ax+b////(d_1):y=2x+1`

    `<=>`$\begin{cases}a=2\\b\ne1\end{cases}$

    `=>(d_3)` có dạng `y=2x+b`

    Vì $(d_3)$ cắt $(d_2)$ tại điểm có hoành độ là `(3)` nên thay `x=3` vào `(d_2)` ta có:

    `y=-3+4=1`

    `=>(d_3)` đi qua điểm `N(3;1)`

    Thay `x=3;y=1` vào `(d_3)` ta có:

    `1=2.3+b`

    `=>b=-5`

    Vậy phương trình đường thẳng `(d_3):y=2x-5`

     

    Bình luận

Viết một bình luận