Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết cạnh đáy bằng 2a. Tính V S.ABCD trong các trường hợp sau: a. Góc giữa cạnh bên và đáy bằng 60 độ b. Góc giữa mặt

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết cạnh đáy bằng 2a. Tính V S.ABCD trong các trường hợp sau:
a. Góc giữa cạnh bên và đáy bằng 60 độ
b. Góc giữa mặt bên và đáy bằng 45 độ

0 bình luận về “Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết cạnh đáy bằng 2a. Tính V S.ABCD trong các trường hợp sau: a. Góc giữa cạnh bên và đáy bằng 60 độ b. Góc giữa mặt”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    – Xác định góc giữa mặt bên và mặt đáy: là góc giữa hai đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng đó và cùng vuông góc với giao tuyến.

    – Tính diện tích đáy SABC.

    – Tính chiều cao SG.

    – Tính thể tích theo công thức V=13Sh.

    Bình luận
  2. $∆ABC$ đều cạnh $2a$

    $\Rightarrow S_{ABC}= \dfrac{(2a)^2\sqrt3}{4} = a^2\sqrt3$

    Gọi $O$ là tâm mặt đáy $ABC$

    $\Rightarrow OA = OB = OC = \dfrac{AB\sqrt3}{3} = \dfrac{2a\sqrt3}{3}$

    Gọi $M$ là trung điểm $BC$

    $\Rightarrow AM\perp BC$

    $\Rightarrow OM = \dfrac{1}{2}OA = \dfrac{a\sqrt3}{3}$

    Do $S.ABC$ là hình chóp tam giác đều

    nên $SO\perp (ABC)$

    $\Rightarrow \widehat{(SA;(ABC))} = \widehat{SAO}$

    a) Ta có: $\widehat{SAO} = 60^o $

    $\Rightarrow SO = AO.\tan60^o = \dfrac{2a\sqrt3}{3}.\sqrt3 = 2a$

    Ta được:

    $V_{S.ABC} = \dfrac{1}{3}S_{ABC}.SO = \dfrac{1}{3}\cdot a^2\sqrt3\cdot 2a = \dfrac{2a^3\sqrt3}{3}$

    b) Ta có:

    $SB = SC$

    $\Rightarrow ∆SBC$ cân tại $S$

    Lại có $M$ là trung điểm $BC$

    $\Rightarrow SM\perp BC$

    Bên cạnh đó:

    $\begin{cases}(SBC)\cap (ABC) = BC\\SM\perp BC;\,SM\subset (SBC)\\AM\perp BC;\, AM\subset(ABC)\end{cases}$

    $\Rightarrow \widehat{((SBC);(ABC))} = \widehat{SMA} = 45^o$

    $\Rightarrow SO = OM.\tan45^o = \dfrac{a\sqrt3}{3}$

    Ta được:

    $V_{S.ABC}=\dfrac{1}{3}S_{ABC}.SO = \dfrac{1}{3}\cdot a^2\sqrt3\cdot \dfrac{a\sqrt3}{3} = \dfrac{a^3}{3}$

    Bình luận

Viết một bình luận