cho hình vuông ABCD.Qua A kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau cắt AB tại P và R,cắt CD tại Q và S a,Chứng minh ΔAQP và ΔAPS là các tam giác cân b,QR

cho hình vuông ABCD.Qua A kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau cắt AB tại P và R,cắt CD tại Q và S
a,Chứng minh ΔAQP và ΔAPS là các tam giác cân
b,QR cắt PS tại H. M,N lần lượt là trung điểm của QP và PS.Chứng minh tứ giác AHMN là hình chữ nhật
c,Chứng minh P là trực tâm ΔSQR
d,Chứng minh điểm M,N cách đều A và C
e,Chứng minh 4 điểm M,B,N,P thẳng hàng

0 bình luận về “cho hình vuông ABCD.Qua A kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau cắt AB tại P và R,cắt CD tại Q và S a,Chứng minh ΔAQP và ΔAPS là các tam giác cân b,QR”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a) Ta có: ^BAR+^DAR=^BAD=900 (1)

                   ^DAQ+^DAR=900 (Do PQ vuông góc AR) (2)

    Từ (1) và (2) => ^BAR=^DAQ

    Xét ΔABR và ΔADQ:

    ^ABR=^ADQ=900

    AB=AD                             => ΔABR=ΔADQ (g.c.g)

    ^BAR=^DAQ

    => AR=AQ (2 cạnh tương ứng) . Xét tam giác AQR:

    AR=AQ, ^QAR=900 => ΔAQR là tam giác vuông cân tại A.

    Tương tự: ΔADS=ΔABP (g.c.g)

    => AS=AP, ^PAS=900 => ΔAPS vuông cân tại A.

    b) ΔAQR vuông cân tại A, M là trung điểm của QR => AM vuông góc QR (3)

    Tương tự: AN vuông góc với PS (4)

    Lại có: AM là phân giác của ^QAR (Do ΔAQR…) => ^MAR=450

               AN là phân giác của ^PAS => ^SAN=450

    => ^MAR+^SAN=^MAN=900 (5)

    Từ (3), (4) và (5) => Tứ giác AMHN là hình chữ nhật (đpcm)

    c) Vì tứ giác AMHN là hcn => ^MHN=900 => MH vuông góc với PS hay QH vuông góc với PS

    Xét ΔSQR: PQ vuông góc RS tại A, PS vuông góc QR tại H

    => P là trực tâm của tam giác SQR (đpcm).

    d) Ta thấy ΔPCS vuông tại C (PC vuông góc QS), N là trung điểm của PS => CN=PN=SN.

    Lại có: Tam giác APS vuông cân tại A, N là trung điểm PS => AN=PN=SN

    => CN=AN => N nằm trên đường trung trực của AC (6)

    Tương tự: Tam giác QCR vuông tại C, M là trung điểm QR => CM=QM=RM

                  Tam giác AQR vuông cân A, M là trung điểm QR => AM=QM=RM

    => CM=AM => M nằm trên đường trung trực của AC (7) 

    Từ (6) và (7) =>  MN là trung trực của AC (đpcm). (8)

    e) Xét hình vuông ABCD: 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường

    => BD là trung trực của AC (9)

    Từ (8) và (9) => M;B;N;D thẳng hàng (đpcm).

    Bình luận

Viết một bình luận