Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm của ông thường viết về chiến tranh và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm xúc, giản dị. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tiêu biểu và thành công nhất của ông. Bài thơ được viết và in lần đầu trên một tờ báo đại đội ở chiến khu Việt Bắc (1948), dựa trên những trải ngiệm của Chính Hữu cùng đồng chí đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp vào cơ quan đầu não của ta.
Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn giữa các anh.
Ngòi bút tài hoa của chính hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi ngèo đất cày sỏi đá”
Hai câu đàu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, cách nói sáng tạo từ tục ngữ “đất cày lên sỏi đá”, giọng thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó, lam lũ: một người ở miền biển “nước mặn đồng chua”, một người ở miền trung du “đất cày lên sỏi đá”. Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí?
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Đồng hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen “anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau :
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính. Cũng sự sẻ chia ấy, Tố Hữu từng viết:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể nào quên. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là tri kỉ than thiết của nhau mà đẫ trở thành những người “đồng chí”.
“Đồng chí!” Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí. Nó như nốt nhấn trên bản đàn, buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng lí tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.
Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
Trải qua những khó khắn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau .Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các anh đã kể cho nhau nghe chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái “mặc kệ” vốn chỉ thái dộ thờ ơ vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi. Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình, để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc. Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại. Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh hoán dụ cũng với nghệ thuật nhân hóa, Chính Hữu đã tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương – nơi có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chờ các anh, các anh – những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm sâu nặng. Có lẽ chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh chiến đấu dành lại độc lập cho dân tộc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!
Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác giữa núi rừng biên giới trong đêm khuya:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, một đêm đã đi vào lịch sử khiến người lính không thể nào quên. Các anh phục kích chủ động chờ giặc trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: “rừng hoang sương muối”
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Các anh chờ giặc tới là chờ giây phút hồi hộp căng thẳng khi ranh giới của sự sống cái chết rất mong manh. Từ “chờ” đã thể hiện được tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích cũng là tư thế chủ động của toàn dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Khép lại bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp và thi vị, một phát hiện của người lính trong chính đêm phục kích của mình: “đầu súng trăng treo”. Câu thơ gợi từ hiện thực: đêm về khuya, người lính đứng gác trong tư thế chủ động, súng chĩa lên trời, trăng lên cao, ánh trăng trên đầu súng khiến các anh tưởng như trăng đang treo trên đầu súng của mình. Súng là biểu tương của cuộc chiến đấu đầy gián khổ, hi sinh mà người lính đang trải qua, trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình trong tương lai mà người lính đang hướng tới. Súng là biểu tượng của người chiến sĩ, trăng là biểu tượng của thi sĩ. Súng – trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, hiện thực và lãng mạn cũng tồn tại, bổ sung tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời người chiến sĩ. Ánh trăng dường như đang ngập tràn khắp núi rừng chiến khu, trên bầu trời và chiếu cả trong làn sương huyền ảo. Tâm hồn các anh, những người chiến sĩ cũng như ánh trăng ấy nồng hậu, lấp lánh ánh sáng lạc quan, luôn hướng về một ngày mai tươi sáng.
Như vậy, “Đồng chí” giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.
Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sấng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.
Thơ liên hệ:
– Hơi ấm bàn tay của Lưu Quang Vũ:
Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói thì bàn tay đã nói
– Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về!
*
Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
-Ngày về của Chính Hữu:
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
– Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
* Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
*
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
– Việt Bắc của Tố Hữu:
Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
*
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
– Giá từng thước đất của Chính Hữu:
Đồng đội ta là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa
*
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
*
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
*
Có phải các anh vẫn còn đủ cả
Trong đội hình đại đội chúng ta?
– Tống biệt hành của Thanh Tâm:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay, Chị thà coi như là hạt bụi, Em thà coi như hơi rượu say.
có dàn ý rồi nhưng chụp chưa đủ dàn ý , đừng lo chỉ cần 4 sao nhé !
Phân tích:
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm của ông thường viết về chiến tranh và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm xúc, giản dị. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tiêu biểu và thành công nhất của ông. Bài thơ được viết và in lần đầu trên một tờ báo đại đội ở chiến khu Việt Bắc (1948), dựa trên những trải ngiệm của Chính Hữu cùng đồng chí đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp vào cơ quan đầu não của ta.
Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn giữa các anh.
Ngòi bút tài hoa của chính hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi ngèo đất cày sỏi đá”
Hai câu đàu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, cách nói sáng tạo từ tục ngữ “đất cày lên sỏi đá”, giọng thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó, lam lũ: một người ở miền biển “nước mặn đồng chua”, một người ở miền trung du “đất cày lên sỏi đá”. Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí?
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Đồng hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen “anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau :
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính. Cũng sự sẻ chia ấy, Tố Hữu từng viết:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể nào quên. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là tri kỉ than thiết của nhau mà đẫ trở thành những người “đồng chí”.
“Đồng chí!” Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí. Nó như nốt nhấn trên bản đàn, buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng lí tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.
Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
Trải qua những khó khắn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau .Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các anh đã kể cho nhau nghe chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái “mặc kệ” vốn chỉ thái dộ thờ ơ vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi. Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình, để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc. Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại. Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh hoán dụ cũng với nghệ thuật nhân hóa, Chính Hữu đã tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương – nơi có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chờ các anh, các anh – những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm sâu nặng. Có lẽ chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh chiến đấu dành lại độc lập cho dân tộc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!
Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác giữa núi rừng biên giới trong đêm khuya:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, một đêm đã đi vào lịch sử khiến người lính không thể nào quên. Các anh phục kích chủ động chờ giặc trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: “rừng hoang sương muối”
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Các anh chờ giặc tới là chờ giây phút hồi hộp căng thẳng khi ranh giới của sự sống cái chết rất mong manh. Từ “chờ” đã thể hiện được tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích cũng là tư thế chủ động của toàn dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Khép lại bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp và thi vị, một phát hiện của người lính trong chính đêm phục kích của mình: “đầu súng trăng treo”. Câu thơ gợi từ hiện thực: đêm về khuya, người lính đứng gác trong tư thế chủ động, súng chĩa lên trời, trăng lên cao, ánh trăng trên đầu súng khiến các anh tưởng như trăng đang treo trên đầu súng của mình. Súng là biểu tương của cuộc chiến đấu đầy gián khổ, hi sinh mà người lính đang trải qua, trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình trong tương lai mà người lính đang hướng tới. Súng là biểu tượng của người chiến sĩ, trăng là biểu tượng của thi sĩ. Súng – trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, hiện thực và lãng mạn cũng tồn tại, bổ sung tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời người chiến sĩ. Ánh trăng dường như đang ngập tràn khắp núi rừng chiến khu, trên bầu trời và chiếu cả trong làn sương huyền ảo. Tâm hồn các anh, những người chiến sĩ cũng như ánh trăng ấy nồng hậu, lấp lánh ánh sáng lạc quan, luôn hướng về một ngày mai tươi sáng.
Như vậy, “Đồng chí” giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.
Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sấng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.
Thơ liên hệ:
– Hơi ấm bàn tay của Lưu Quang Vũ:
Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói thì bàn tay đã nói
– Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
*
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
-Ngày về của Chính Hữu:
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
– Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
*
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
*
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
– Việt Bắc của Tố Hữu:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
*
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
– Giá từng thước đất của Chính Hữu:
Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
*
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
*
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
*
Có phải các anh vẫn còn đủ cả
Trong đội hình đại đội chúng ta?
– Tống biệt hành của Thanh Tâm:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.