cho mình hỏi về tập tính vùi lấp(của trai, sò,ngao,ngán,…) mình hỏi để mai mình lên thuyết trình nhóm, các phần kia thì nhóm đang làm.

cho mình hỏi về tập tính vùi lấp(của trai, sò,ngao,ngán,…)
mình hỏi để mai mình lên thuyết trình nhóm, các phần kia thì nhóm đang làm.

0 bình luận về “cho mình hỏi về tập tính vùi lấp(của trai, sò,ngao,ngán,…) mình hỏi để mai mình lên thuyết trình nhóm, các phần kia thì nhóm đang làm.”

  1. Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, ngán… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
    Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
    – Về cấu tạo :
    + Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
    + Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :

    • Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
    • Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
    • Cơ chân kém phát triển.

    – Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
    phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
    Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
    sinh sản.
    – Về dinh dưỡng :
    + Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
    + Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ…) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
    – Về sinh sản :
    + Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
    + Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
    + Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới

      Chúc bạn thuyết trình tốt

     

    Bình luận

Viết một bình luận