Cho một dòng khí hiđrô dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn . Đem chất rắn đó hòa tan trong axit HCl dư thu

Cho một dòng khí hiđrô dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn . Đem chất rắn đó hòa tan trong axit HCl dư thu được 0,896 lít khí ( đktc )
a, Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp
b, Xác định công thức phân tử sắt

0 bình luận về “Cho một dòng khí hiđrô dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn . Đem chất rắn đó hòa tan trong axit HCl dư thu”

  1. Đáp án:

    `a)` `m_{CuO}=1,6g, m_{Fe_xO_y}=3,2g`

    `b)` `Fe_2O_3`

    Giải thích các bước giải:

    `n_{H_2}=\frac{0,896}{22,4}=0,04(mol)`

    Cho `n_{CuO}=a(mol)`

    Công thức của oxit sắt là `Fe_xO_y`

    `a)`Phương trình:

    `CuO+H_2\overset{t^o}{\to}Cu+H_2O`

    `Fe_xO_y+yH_2\overset{t^o}{\to}xFe+yH_2O`

    Do `Cu` không phản ứng với `HCl` (acid).

    `Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2`

    `=> n_{Fe}=n_{H_2}=0,04(mol)`

    `=> m_{Fe}=0,04.56=2,24g`

    `=> m_{Cu}=m_{\text{rắn}}-m_{Fe}=3,52-2,24=1,28g`

    `=> n_{Cu}=\frac{1,28}{64}=0,02(mol)`

    `=> a=n_{Cu}=n_{CuO}=0,02(mol)`

    `m_{CuO}=0,02.80=1,6g`

    `=> m_{Fe_xO_y}=m_{\text{hh oxit}}-m_{CuO}=4,8-1,6=3,2g`

    `b)` Mặc khác ta có: `n_{Fe_xO_y}=\frac{n_{Fe}}{x}=\frac{0,04}{x}(mol)`

    `=> (56x+16y).\frac{0,04}{x}=3,2g`

    `=> 2,24+\frac{0,64y}{x}=3,2`

    `=> 2,24x+0,64y=3,2x`

    `=> 0,64y=0,96x`

    `=> \frac{x}{y}=\frac{2}{3}`

    Vậy oxit sắt có công thức phân tử là `Fe_2O_3`

     

    Bình luận
  2. a,

    Đặt CTHH oxit sắt là $Fe_2O_x$

    $CuO+H_2\xrightarrow{{t^o}} Cu+H_2O$

    $Fe_2O_x+xH_2\xrightarrow{{t^o}} 2Fe+xH_2O$

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $n_{H_2}=\dfrac{0,896}{22,4}=0,04(mol)$

    $\to n_{Fe}=n_{H_2}=0,04(mol)$

    $m_{Cu}+m_{Fe}=3,52g$

    $\to n_{Cu}=\dfrac{3,52-0,04.56}{64}=0,02(mol)$

    $\to n_{CuO}=n_{Cu}=0,02(mol)$

    $m_{CuO}=0,02.80=1,6g$

    $m_{Fe_2O_x}=4,8-1,6=3,2g$

    b,

    $n_{Fe_2O_x}=\dfrac{n_{Fe}}{2}=0,02(mol)$

    $\to M_{Fe_2O_x}=\dfrac{3,2}{0,02}=160=2.56+16x$

    $\to x=3$

    Vậy CTHH oxit sắt là $Fe_2O_3$

    Bình luận

Viết một bình luận