Cho tam giác ABC cân tại A có BM, CN là các đường phân giác. Chứng minh rằng: a) MN // BC . b, 1/BC +1/AB= 1/MN.

Cho tam giác ABC cân tại A có BM, CN là các đường phân giác. Chứng minh rằng:
a) MN // BC .
b, 1/BC +1/AB= 1/MN.

0 bình luận về “Cho tam giác ABC cân tại A có BM, CN là các đường phân giác. Chứng minh rằng: a) MN // BC . b, 1/BC +1/AB= 1/MN.”

  1. giải

    a) Xét tam giác ABC cóCN là p/g góc C(gt)

    =>NB/AN=BC/AC(t/c đường p/g trong tam giác)

    Chứng minh tương tự có tam giác ABC có BM là p/g góc B

    =>MC/AM=BC/AB(t/c đường p/g trong tam giác)

    Mà AB=AC(tam giác ABC là tam giác cân)

    =>NB/AN=MC/AM(=BC/AB)

    Xét tam giác ABC có

    NB/AN=MC/AM(cmt)

    =>MN//BC(định lí Talet đảo)

    b)1/BC+1/AB=1/MN

    <=>MN/BC+MN/AB=1(cả 2 vế cùng nhân với MN)

    có MN//BC(câu a)

    =>NMB=MBC(so le trong)

    mà MBC=MBN(BM là p/g góc B)

    =>NMB=NBM

    =>tam giác NMB cân tại N(dhnb)

    =>NB=NM(t/c)

    tam giác ABC có MN//BC(câu a)

    =>MN/BC=AN/AB(hệ quả định lý talet)

     =>MN/BC+MN/AB=AN/AB+NB/AB=AN+NB/AB=AB/AB=1(đpcm)

    Bình luận
  2. a) `Δ ABC` có `BM` là đường phân giác
    `=>` ${\dfrac{AM}{MC}=\dfrac{AB}{BC}}$ (tính chất đường phân giác trong tam giác)
    Tương tự ta có : ${\dfrac{AN}{NB}=\dfrac{AC}{BC}}$
    Mà `AB=AC` ( do `ΔABC` cân tại A ) 

    `=>` ${\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{AC}{BC}}$
    Suy ra : ${\dfrac{AM}{MC}=\dfrac{AN}{NB}}$
    `ΔABC` có : ${\dfrac{AM}{MC}=\dfrac{AN}{NB}}$
    `=>` `MN // BC` ( định lí Ta-lét đảo )
    b) Ta có : $\widehat{MNC}=\widehat{BCN}$ ( 2 góc so le trong do `MN//BC` )
    Mà $\widehat{MCN}=\widehat{NCB}$ (do `CN` là đường phân giác của `Δ ABC`)
    `=>` $\widehat{MCN}=\widehat{MNC}$
    `=>` `Δ MNC` cân tại M
    `Δ ABC` có `MN//BC` (cmt)
    `=>` ${\dfrac{MN}{BC}=\dfrac{AM}{AC}}$ (hệ quả định lí Ta-lét)
    `=>` ${\dfrac{MN}{BC}=\dfrac{AC-CM}{AC}}$
    Mà `MN=MC` (do `Δ MNC` cân tại M)
    `=>` ${\dfrac{MN}{BC}=\dfrac{AC-NM}{AC}}$
    `=>` ${\dfrac{MN}{BC}=1-\dfrac{MN}{AC}}$
    `=>` ${ MN.\bigg(\dfrac{1}{AB}+\dfrac{1}{BC}\bigg)=1}$
    `=>` ${ \dfrac{1}{MN}=\dfrac{1}{AB}+\dfrac{1}{BC}}$

     

    Bình luận

Viết một bình luận