cho tam giác abc cân tại a.gọi d,e lần lượt là trung điểm của ab và ac. a,Chứng minh:tam giác ABE=tam giác ACD b,CM BE=CD c,gọi k là giao điểm của BE

cho tam giác abc cân tại a.gọi d,e lần lượt là trung điểm của ab và ac.
a,Chứng minh:tam giác ABE=tam giác ACD
b,CM BE=CD
c,gọi k là giao điểm của BE và CD.CM tam giác KBC cân tại K.
d,CM AK là tia phân giác của góc BAC

0 bình luận về “cho tam giác abc cân tại a.gọi d,e lần lượt là trung điểm của ab và ac. a,Chứng minh:tam giác ABE=tam giác ACD b,CM BE=CD c,gọi k là giao điểm của BE”

  1. Đáp án:

    `a,`

    Do `ΔABC` cân tại `A`

    `-> AB = AC` `(1)`

    Do `D` là trung điểm của `AB`

    `-> AD = 1/2 AB` `(2)`

    Do `E` là trung điểm của `AC`

    `-> AE = 1/2AC` `(3)`

    Từ `(1), (2), (3)`

    `-> AD = AE`

    Xét `ΔABE` và `ΔACD` có :

    `AD =AE` (chứng minh trên)

    `AB = AC` (Do `ΔABC` cân tại `A`)

    `hat{A}` chung

    `-> ΔABE = ΔACD` (cạnh – góc – cạnh)

    $\\$

    $\\$

    $b,$

    Do `ΔABE = ΔACD` (chứng minh trên)

    `-> BE = CD` (2 cạnh tương ứng)

    $\\$

    $\\$

    $c,$

    Do `ΔABE = ΔACD` (chứng minh trên)

    `-> hat{ABE} = hat{ACD}` (2 góc tương ứng)

    Có : \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat{KBC}=\widehat{B}-\widehat{ABE}\\ -\widehat{KCB}=\widehat{C}-\widehat{ACD}\end{array} \right.\)

    mà `hat{B} = hat{C}` (Do `ΔABC` cân tại `A`), `hat{ABE} =hat{ACD}` (chứng minh trên)

    `-> hat{KBC} = hat{KCB}`

    `-> ΔKBC` cân tại `K`

    $\\$

    $\\$

    $d,$

    Xét `ΔAKB` và `ΔAKC` có :

    `AK` chung

    `AB = AC` (Do `ΔABC` cân tại `A`)

    `BK = CK` (Do `ΔKBC` cân tại `K`)

    `-> ΔAKB = ΔAKC` (cạnh – cạnh – cạnh)

    `-> hat{BAK} = hat{CAK}` (2 góc tương ứng)

    hay `AK` là tia phân giác của `hat{BAC}`

     

    Bình luận
  2. Giải:

    Hình bạn tự vẽ nhé.

    a, Ta có: tam giác ABC cân tại A (gt)

    => AB = AC ; góc ABC = góc ACB (định lí)

    AB = AC => AB : 2 = AC : 2

                   => AD = BD = AE = CE

    Xét tam giác ABE và tam giác ACD có:

    AB = AC (chứng minh trên)

    Góc BAC chung

    AD = AE (chứng minh trên)

    => Tam giác ABE = tam giác ACD (c.g.c)   (đpcm)

    b, Ta có: tam giác ABE = tam giác ACD (chứng minh trên)

    => BE = CD (2 cạnh tương ứng)   (đpcm)

    c, Ta có: tam giác ABE = tam giác ACD (chứng minh trên)

    => Góc ABE = góc ACD (2 góc tương ứng)

    Lại có: góc ABC = góc ACB (chứng minh trên)

    => Góc ABE + góc CBE = góc ACD + góc BCD

    Mà ABE = góc ACD (chứng minh trên)

    => Góc CBE = góc BCD

    hay góc CBK = góc BCK

    => Tam giác BCK cân tại K (dấu hiệu nhận biết)   (đpcm)

    d, Ta có: tam giác BCK cân tại K (chứng minh trên)

    => BK = CK (định lí)

    Lại có: góc ABE = góc ACD => Góc DBK = góc ECK

    Xét tam giác BDK và tam giác CEK có:

    Góc DBK = góc ECK (chứng minh trên)

    BK = CK (chứng minh trên)

    Góc BKD = góc CKE (2 góc đối đỉnh)

    => Tam giác BDK = tam giác CEK (g.c.g)

    => DK = EK (2 cạnh tương ứng)

    Xét tam giác ADK và tam giác AEK có:

    AK là cạnh chung

    AD = AE (chứng minh trên)

    DK = EK (chứng minh trên)

    => Tam giác ADK = tam giác AEK (c.c.c)

    => Góc DAK = góc EAK (2 góc tương ứng)

    Mà tia AK nằm giữa 2 tia AD, AE

    => AK là tia phân giác của góc DAE

    hay AK là tia phân giác của góc BAC   (đpcm)

    Chúc bạn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận