Cho tam giác ABC vuông tại A có AB>AC, M là một điểm tùy ý trên cạnh BC . Qua điểm M, kẻ đường thẳng vuông góc với BC và cắt AB tại I cắt AC tại D. a,

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB>AC, M là một điểm tùy ý trên cạnh BC . Qua điểm M, kẻ đường thẳng vuông góc với BC và cắt AB tại I cắt AC tại D.
a, Chứng minh rằng tam giác ABC đồng dạng với tam giác MDC
b,Chứng minh rằng BI.BA=BM.BC
c, chứng mih góc BAM = góc ICB .Từ đó chứng minh AB là tia phân giác của góc MAK với K là giao điểm của CI và BD
d, Cho AB =8 cm , AC =6cm .Khi AM là đường phân giác trong tam giác ABC , hãy tính diện tích từ giác AMBD

50 Đ + VOTE + CTLHN
TKS

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A có AB>AC, M là một điểm tùy ý trên cạnh BC . Qua điểm M, kẻ đường thẳng vuông góc với BC và cắt AB tại I cắt AC tại D. a,”

  1. a)  Xét  \(\Delta ABC\)và   \(\Delta MDC\)có:

          \(\widehat{C}\) chung

         \(\widehat{CAB}=\widehat{CMD}=90^0\)

    suy ra:   \(\Delta ABC~\Delta MDC\)(g.g)

    b)  Xét  \(\Delta BMI\)và    \(\Delta BAC\)có:

             \(\widehat{B}\)chung

            \(\widehat{BMI}=\widehat{BAC}=90^0\) 
    suy ra:   \(\Delta BMI~\Delta BAC\) (g.g)

    \(\Rightarrow\)\(\frac{BI}{BC}=\frac{BM}{BA}\) 

    \(\Rightarrow\)\(BI.BA=BC.BM\)

    c)    \(\frac{BI}{BC}=\frac{BM}{BA}\) (câu b)   \(\Rightarrow\)\(\frac{BI}{BM}=\frac{BC}{BA}\)

    Xét  \(\Delta BIC\)và    \(\Delta BMA\)có:

         \(\widehat{B}\)chung

        \(\frac{BI}{BM}=\frac{BC}{BA}\) (cmt)

    suy ra:   \(\Delta BIC~\Delta BMA\) (g.g)

    \(\Rightarrow\) \(\widehat{ICB}=\widehat{BAM}\)    (1)

    c/m:  \(\Delta CAI~\Delta BKI\) (g.g)   \(\Rightarrow\)\(\frac{IA}{IK}=\frac{IC}{IB}\) \(\Rightarrow\)\(\frac{IA}{IC}=\frac{IK}{IB}\)

    Xét  \(\Delta IAK\)và   \(\Delta ICB\)có:

       \(\widehat{AIK}=\widehat{CIB}\) (dd)

       \(\frac{IA}{IC}=\frac{IK}{IB}\) (cmt)

    suy ra:   \(\Delta IAK~\Delta ICB\) \(\left(c.g.c\right)\) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra:  \(\widehat{IAK}=\widehat{BAM}\)

    hay  AB là phân giác của \(\widehat{MAK}\)

    d)  \(AM\)là phân giác \(\widehat{CAB}\) \(\Rightarrow\)\(\widehat{MAB}=45^0\)

    mà   \(\widehat{MAB}=\widehat{ICB}\) (câu c)  

    \(\Rightarrow\)\(\widehat{ICB}=45^0\)

    \(\Delta CKB\)vuông tại K có  \(\widehat{KCB}=45^0\)

    \(\Rightarrow\)\(\widehat{CBK}=45^0\)

    \(\Delta MBD\) vuông tại M  có   \(\widehat{MBD}=45^0\)

    \(\Rightarrow\)\(\widehat{MDB}=45^0\)

    hay   \(\Delta MBD\)vuông cân tại M

    \(\Rightarrow\)\(MB=MD\)

    \(\Delta ABC\) có  AM là phân giác 

    \(\Rightarrow\)\(\frac{MB}{AB}=\frac{MC}{AC}\)

    ÁP dụng định ly Pytago vào tam giác vuông ABC ta có:

         \(AB^2+AC^2=BC^2\)

    \(\Rightarrow\)\(BC=10\)

    ÁP dụng tính chất dãy tỉ số = nhau ta có:

        \(\frac{MB}{AB}=\frac{MC}{AC}=\frac{MB+MC}{AB+AC}=\frac{5}{7}\)

    suy ra:   \(\frac{MB}{AB}=\frac{5}{7}\)  \(\Rightarrow\)\(MB=\frac{40}{7}\)

    mà   \(MB=MD\) (cmt)

    \(\Rightarrow\)\(MD=\frac{40}{7}\)

    Vậy  \(S_{CBD}=\frac{1}{2}.CB.DM=\frac{1}{2}.10.\frac{40}{7}=\frac{200}{7}\)

    \(S_{ABC}=\frac{1}{2}.AB.AC=\frac{1}{2}.8.6=24\)

    \(\Delta ABC\) có  AM  là phân giác

    \(\Rightarrow\)\(\frac{S_{CMA}}{S_{BMA}}=\frac{AC}{AB}=\frac{3}{4}\)

    \(\Rightarrow\)\(\frac{S_{CMA}}{3}=\frac{S_{BMA}}{4}=\frac{S_{CMA}+S_{BMA}}{3+4}=\frac{24}{7}\)

    \(\Rightarrow\)\(S_{CMA}=\frac{72}{7}\)

    Vậy   \(S_{AMBD}=S_{CBD}-S_{CMA}=\frac{200}{7}-\frac{72}{7}=\frac{128}{7}\)

    nếu nó ko hiện ra phân số bảo chị nhé

     

    Bình luận

Viết một bình luận