Cho tam giác cân ABC có AB = AC. Trên tia đói của các tia BA và CA lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE Chứng minh Từ D kẻ DM vuông góc với BC, từ E

Cho tam giác cân ABC có AB = AC. Trên tia đói của các tia BA và CA lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE
Chứng minh
Từ D kẻ DM vuông góc với BC, từ E kẻ EN vuông góc với BC chứng minh DM = EM
Chứng minh tam giác AMN là tam giác cân
Từ B và C kẻ các đường vuông góc với AM và AN chúng cắt nhau tại I chứng minh AI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAC.

0 bình luận về “Cho tam giác cân ABC có AB = AC. Trên tia đói của các tia BA và CA lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE Chứng minh Từ D kẻ DM vuông góc với BC, từ E”

  1. a/ có: AB = AC 
    BD = CE 
    => AB / BD = AC / CE 
    theo định lí đảo Thales ta suy ra: DE // BC (đpcm) 
    b/ có: MBD và NCE là hai tgiác vuông có cạnh huyền bằng nhau là: 
    BD = CE. 
    mặt khác do tính chất góc đối đỉnh ta có: 
    gócMBD = gócABC; gócNCE = gócACB 
    mà gócABC = gócACB (ABC là tgiác cân) 
    => gócMBD = gócNCE 
    => tgiácMBD = tgiácNCE 
    => DM = EN (đpcm) 
    c/ Gọi K là trung điểm BC, do ABC là tgiác cân nên AK vuông BC (đường trung tuyến cũng là đường cao) 
    có BK = KC 
    mà MB = NC (tgiác MBD = tgiác NCE) 
    => MB + BK = KC + CN 
    => MK = KN 
    hiển nhiên AK vuông MN 
    tgiác AMN có AK vừa đường cao vừa trung tuyến nên là tgiác cân.

    d)  IB cắt AM tại P, IC cắt AN tại Q 
    ta dể cm ABM và ACN là hai tgiác bằng nhau (có ba cạnh tương ứng bằng nhau đôi một) 
    nên hai đường cao tương ứng bằng nhau, tức là: 
    BP = CQ 
    => tgiác PAB = tgiác QAC (hai tgiác vuông có cạnh huyền và cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau) 
    => AP = AQ 
    xét hai tgiác PAI có QAI là hai tgiác vuông có cạnh huyền:AI chung và 
    AP = AQ 
    => tgiác API = tgiác QAI 
    => góc PAI = góc QAI 
    mà do ta có hai tgiác bằng nhau nên: 
    góc PAB = góc QAC 
    =>góc BAI = góc CAI 
    Vậy: AI là tia phân giác của góc BAC và góc MAN.

    Bình luận

Viết một bình luận