Cho tự thụ phấn giữa F1 : (Aa, Bb) chín sớm, hạt tròn x (Aa, Bb) chín sớm, hạt tròn. Kết quả thu được ở F2 có 4 loại KH. Trong số 2224 cây, có 415 cây thuộc KH chín muộn, hạt tròn. Biết tương phản với hạt tròn là hạt dài.
Sử dụng dữ kiện trên, trả lời các câu hỏi 22 và 23.
Câu 22. Hai cặp tính trạng thời điểm chín và hình dạng được điều khiển bởi quy luật di truyền nào?
A. Tương tác bổ sung B. Hoán vị gen C. PLĐL D. Định luật phân li
Câu 23. Về mặt lí thuyết, loại KH chín muộn, hạt dài xuất hiện ở F2 bao nhiêu phần trăm trong tổng số cá thể?
A. 3,125% B. 6,25% C. 56,25% D. 18,75%
Câu 22: C
P dị hợp 2 cặp, kiểu hình sớm tròn
$→$ Sớm tròn trội hoàn toàn so với muộn dài
Tỉ lệ cây muộn, tròn: $aa,B-$
$\frac{415}{2224}≈\frac{3}{16}=\frac{1}{4}*\frac{3}{4}$
Vậy 2 cặp gen trên phân li độc lập.
Câu 23: B
Cây chín muộn hạt dài: $aabb$
$\frac{1}{4}*\frac{1}{4}=\frac{1}{16}=6,25$%
Câu 22: C
– Do $F_{1}$ có kiểu hình chín sớm, hạt tròn nhưng $F_{2}$ xuất hiện tính trạng chín muộn, hạt dài
→ Chín sớm là tính trạng trội so với chín muộn, hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài.
– Do $F_{2}$ xuất hiện TLKH $aaB-=\frac{415}{2224}$ ≈ $\frac{3}{16}$
→ Phép lai tuân theo quy luật phân ly độc lập.
Câu 23: B
Về mặt lí thuyết, loại KH chín muộn, hạt dài (aabb) xuất hiện ở $F_{2}$ là $\frac{1}{16}=6,25\%$