Chủ trương của Đảng trong cách mạng việt nam giai đoạn 1954-1960
0 bình luận về “Chủ trương của Đảng trong cách mạng việt nam giai đoạn 1954-1960”
chủ trương của Đảng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1960
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
– Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960):
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hoà bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới.
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:
Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
+ Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, và đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
+ Thông Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
a) Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954
Sau Hội nghị Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp.
Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tể, quân sự, khoa học — kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới buớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền dất mrớc có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954. Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi, khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.
b) Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối.
– Quá trình hình thành và nội dung đường lối:
Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra được đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hình cách mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.
Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác”.
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”.
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: “hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau… nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là ”giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”. “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Đó là con đường “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đế đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhản dân”. “Tuy vậy, cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hòa bình, phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng: Khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần ra sức tranh thủ khả năng đó.
chủ trương của Đảng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1960
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
– Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960):
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hoà bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới.
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:
Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
+ Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, và đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
+ Thông Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
a) Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954
Sau Hội nghị Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp.
Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tể, quân sự, khoa học — kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới buớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền dất mrớc có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954. Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi, khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.
b) Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối.
– Quá trình hình thành và nội dung đường lối:
Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra được đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hình cách mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.
Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác”.
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”.
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: “hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau… nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là ”giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”. “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Đó là con đường “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đế đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhản dân”. “Tuy vậy, cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hòa bình, phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng: Khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần ra sức tranh thủ khả năng đó.