Chứng minh xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển vì con người. (Dẫn chứng: y tế, văn hoá, giáo dục, chính sách,…)

Chứng minh xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển vì con người. (Dẫn chứng: y tế, văn hoá, giáo dục, chính sách,…)

0 bình luận về “Chứng minh xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển vì con người. (Dẫn chứng: y tế, văn hoá, giáo dục, chính sách,…)”

  1. Thực tiễn, bao giờ và ở đâu cũng vậy, muốn xây dựng một xã hội đương đại cũng cần có những con người tiêu biểu đại diện cho lực lượng phát triển của xã hội đó, mà lịch sử thường gọi là “thời đại” và “con người của thời đại”. Đối với chủ nghĩa xã hội (CNXH), theo học thuyết Mác-Lênin, là xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Vì thế, giai cấp vô sản muốn thực hiện được sứ mệnh của mình, phải xây dựng được đội ngũ tiên phong của giai cấp, đáp ứng với mục tiêu phát triển của xã hội tốt đẹp đó. Theo V.I Lênin, giai cấp vô sản dù đã nắm được chính quyền, nhưng nếu không làm cho xã hội mới có trình độ phát triển cao hơn CNTB, thì giai cấp vô sản vẫn chưa xây dựng xong CNXH, thậm chí, “công cuộc xây dựng CNXH chỉ còn là một mớ sắc lệnh”(2). Trên thực tế, nếu xét đến cùng thì giải phóng xã hội vẫn phải được quyết định bởi năng suất lao động và tinh thần dân chủ. Đó là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất quyết định thắng lợi của chế độ xã hội mới. Lênin từng chỉ ra: “CNTB chỉ có thể bị đánh bại hẳn, và sẽ bị đánh bại hẳn vì CNXH tạo ra nền dân chủ mới gấp triệu lần dân chủ tư sản và năng suất lao động mới cao hơn nhiều”(3).

    Trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Nhưng, “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: CNXH không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, để “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì được chăm sóc”(4). Người cũng chỉ rõ: “Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chúng ta nhất định có những khó khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ”(5). Điều lớn lao nhất của cách mạng XHCN là phải xây dựng được nền tảng, vật chất của CNXH. Mà muốn xây dựng được nền tảng, vật chất cho CNXH, điều quan trọng nhất lại phải có những con người XHCN theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì ý nghĩa đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến chủ thể xây dựng CNXH.

    Theo Hồ Chí Minh, chủ thể xây dựng CNXH là “những con người mới XHCN”. Đó là những con người “có tư tưởng và tác phong XHCN”, “có ý thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải biết “thắng được chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác”, bởi nó là “kẻ địch nguy hiểm của CNXH”(6). Người còn chỉ rõ: CNXH là “do nhân dân tự xây dựng lấy”, “muốn xây dựng CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất… Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng xuất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”(7). Đây chính là một trong những tư tưởng đặc sắc, quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.

    Các giá trị cốt lõi về lý luận, văn hóa, tinh thần ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay, soi rọi vào mọi chủ trương, hành động trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta.

    Lịch sử hiện nay đã có nhiều biến đổi, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và mạng lưới hóa thông tin đang ngày càng phát triển, lan tỏa đến từng lĩnh vực trên khắp thế giới, tác động mạnh mẽ đến quan điểm nhân sinh, quan điểm giá trị của con người. Điều đó làm cho loài người có thể cần phải trải qua một quá trình gian khổ để “định hướng lại triết học và văn hóa”. Sự định hướng ấy, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội và tác động trực tiếp đến việc xây dựng các giá trị con người, trong đó có con người XHCN.

    Công cuộc đổi mới của đất nước ta cũng đang có nhiều thay đổi, đòi hỏi cần có câu trả lời khiến cho mọi người tin phục về các giá trị của CNXH và những con người XHCN, tạo nên những trụ cột nâng đỡ tinh thần và khát vọng của đại đa số nhân dân. Trên thực tế, được thực tiễn soi rọi, Đảng ta đã từng bước làm sáng tỏ các yêu cầu đó.

    Trước hết, về CNXH và con đường đi lên CNXH. Thông qua sáng tạo lý luận, thúc đẩy sáng tạo trên mọi phương diện, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về quy luật và tính quy luật phát triển của xã hội. Nếu như trước đây, nhận thức về CNXH chỉ đơn giản là “một xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn CNTB” với 3 thuộc tính cơ bản: Một là, xóa bỏ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu (toàn dân và tập thể) đối với tư liệu sản xuất (tư bản, đất đai). Hai là, nguồn lực kinh tế được quản lý, phân phối theo kế hoạch của Nhà nước, sản xuất và phân phối theo chỉ tiêu pháp lệnh, không theo cơ chế thị trường. Ba là, làm theo năng lực và hưởng theo lao động, nhưng thường thì lao động chỉ được đánh giá trên thời gian mà ít quan tâm trên chất lượng,… Thì đến nay, Đảng ta đã định hình rõ nét và cụ thể hơn bằng một hệ thống quan điểm lý luận về CNXH. Trong đó, đã khái quát thành 8 đặc trưng: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(8).

    Cùng với việc khái quát thành 8 đặc trưng nêu trên, Đảng ta đã xác định cụ thể hơn 8 phương hướng xây dựng CNXH và 8 mối quan hệ lớn về đổi mới phát triển XHCN(9). Nếu 8 đặc trưng là những nội dung định hướng XHCN, thì 8 phương hướng, chính là con đường đi lên CNXH, là mô hình xây dựng CNXH trong thực tiễn của nước ta; 8 mối quan hệ có ý nghĩa là những quy luật, những tính quy luật mà công cuộc đổi mới, phát triển ở Việt Nam tất yếu phải tuân thủ.

    Việc Đảng ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường bắt đầu từ chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường; xác định rõ về vị trí, vai trò các thành phần kinh tế, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế;… là những bước đột phá lớn về lý luận, hướng cách mạng XHCN ở nước ta đi đúng với quy luật phát triển của lịch sử xã hội. Điều đó, đã làm thay đổi quan trọng cách nhìn, cách đánh giá, ứng xử đối với kinh tế thị trường và nhất là với kinh tế tư nhân, những thành tựu của tư duy nhân loại mà CNTB làm, CNXH cũng phải làm.

    Hệ thống các quan điểm nêu trên là những thành tựu nổi bật của đổi mới tư duy, phát triển lý luận của Đảng ta, khắc phục hoàn toàn tư tưởng “duy ý chí” về CNXH như trước đây. Bằng các quan điểm khoa học, sáng tạo, Đảng ta đã trả lời trực tiếp các câu hỏi: CNXH là gì? Xây dựng CNXH ở Việt Nam như thế nào trong điều kiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN)? Mô hình, con đường, phương hướng đi lên CNXH như thế nào?

    Thứ hai, về con người XHCN, Đảng ta luôn xác định: Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là chủ thể sáng tạo lịch sử, là mục tiêu và động lực của đổi mới của CNXH. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn chủ trương xây dựng hệ giá trị con người mới XHCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các định hướng giá trị con người Việt Nam XHCN được quán triệt trong xây dựng nền tảng văn hóa của thời kỳ đổi mới là: Con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

    Cụ thể hóa các đặc tính cơ bản đó với tính cách là những chuẩn mực, thành những giá trị để giáo dục, thực hành, rèn luyện trong đời sống hằng ngày của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, chính là xây dựng con người XHCN. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng các giá trị biểu hiện lòng yêu nước; nhân ái, đạo đức, lối sống có nghĩa tình; lòng trung thực – thước đo phẩm chất cốt lõi của đạo đức, nhân cách, lối sống; tình đoàn kết, đồng thuận, hợp tác, cộng đồng chia sẻ trách nhiệm của con người trong hoạt động và ứng xử; phẩm chất mới cần rèn luyện trong đức tính cần cù trong xã hội hiện đại, trong nền sản xuất công nghiệp và trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức; sự sáng tạo để phát triển – một năng lực nổi bật, một giá trị ưu trội của con người và nhân cách trong hoàn cảnh đổi mới phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; tính kế thừa thế hệ trong giáo dục giá trị; trong chiến lược phát triển con người, trong giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội… Đó chính là những điểm mới nổi bật trong phát triển tư duy lý luận của Đảng về con người Việt Nam XHCN thời kỳ đổi mới.

    Đổi mới theo định hướng XHCN là một quá trình cách mạng hết sức sâu sắc, triệt để, thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái cũ “bần cùng lạc hậu” và cái mới “tốt tươi”, để nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, phải trải qua thời kỳ quá độ rất lâu dài và phải tuân thủ các bước đi như một tất yếu khách quan. Trong điều kiện bỏ qua chế độ TBCN như một loại hình “phát triển rút ngắn” với phương thức “quá độ gián tiếp” lên CNXH, đòi hỏi phải có những con người XHCN có trình độ, năng lực vượt trội, hay ít nhất cũng tương xứng với loại hình và phương thức phát triển đó.

    Hơn 30 năm đổi mới, con đường đi lên CNXH ở nước ta tuy vẫn còn những khuyết điểm, chưa thực sự đáp ứng với kỳ vọng lớn lao của nhân dân, nhưng nhìn tổng thể, những thành tựu đạt được là rất to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên CNXH ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(10). Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn cố tình bỏ qua những nỗ lực và thành tựu đã đạt được của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Một mặt, chúng ra sức tuyên truyền về “thế giới tự do” về sự “vĩnh hằng” của CNTB và sự sụp đổ của chế độ XHCN; mặt khác, khai thác triệt để những khuyết điểm của CNXH hiện thực, xuyên tạc về CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng; núp dưới các chiêu bài đòi dân chủ đa nguyên chính trị và nhân quyền, kích động các lực lượng chống đối, can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng và Nhà nước ta hòng khiến nhân dân ta xa rời con đường đi lên CNXH. Rõ ràng, chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi mục tiêu xoá bỏ CNXH, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “đế quốc, chết thì chết, nết không chừa”(11). Có khác chăng là trong tình hình mới, chúng sử dụng những sách lược, thủ đoạn mới tinh vi, hiểm độc hơn mà thôi.

    Hơn bao giờ hết và hơn ai hết, hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp phải tiếp tục giác ngộ lập trường, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất cách mạng, kiên quyết vạch trần những âm mưu xảo quyệt của các thế lực thù địch, cùng nhau phối hợp hành động, đẩy lùi và làm thất bại những thủ đoạn đen tối của chúng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ về bản chất tốt đẹp của xã hội XHCN, của công cuộc đổi mới, từ đó, xây dựng hoài bão, lý tưởng cao đẹp của con người mới XHCN. Con người mới Việt Nam XHCN nhất định không thể yếu kém về năng lực, phẩm chất, càng không thể dao động, “a dua” với một số phần tử bất mãn, cực đoan. Cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên phải được tôi luyện như thế hệ cha ông đã từng tôi luyện trong chiến tranh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

    Với ý chí kiên cường, sáng tạo và lòng tự tôn dân tộc, chắc chắn, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, dân tộc ta sẽ trường tồn phát triển, nhân dân ta sẽ được giải phóng hoàn toàn khỏi bần cùng lạc hậu, khỏi tụt hậu và không bị chệch hướng XHCN. Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng nhất định sẽ đi đến bến bờ.

    Bình luận

Viết một bình luận