Chứng minh câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko đc chép mạng, vì đây là bài thi học kì)
0 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko đc chép mạng, vì đây là bài thi học kì)”
Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, phê phán,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ người đời về đạo lý lòng biết ơn. Đây là một trong những câu ca dao rất hay về lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, là sự kết tinh qua thời gian và năm tháng. Nhưng những thứ thơm ngon đó đâu phải tự dưng mà có được, để có được nó, người nông dân, hay ở đây là những “kẻ trồng cây”, phải mất rất nhiều thời gian để tưới tiêu cũng như bỏ công ngày đêm chăm sóc. Như vậy những lúc ta ăn những trái ngon ấy, ta phải có thái độ “nhớ” đến những người trồng ra nó. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó. Với cách ẩn dụ khéo léo, đặc biệt, ta có thể thấy một ý nghĩa cao cả hơn rằng, “ăn quả” là sự thừa hưởng, kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần, “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã tạo ra những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần đó. Như vậy, ông bà ta muốn gửi gắm cho con cháu đời sau của mình chính là lòng biết ơn. Tức là khi hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó, bởi những thành quả đó đâu phải tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ.
Trải quá hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Biết bao nhiêu mạng người đã phảiđổ xuống để đổi lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Nhận thức được công lao cao cả đó, nhân dân ta hằng năm vẫn tổ chức các ngày lễ để tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,….Tất cả đó được tạo nên nhằm nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước dựng nên.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn nữa đó là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, tổ chức nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình thường mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt bộ đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện thiết thực nhất của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong nhân dân ta.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, ta còn có thể bắt gặp những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như “chim có tổ người có tông”, “Ai về Phú Thọ cùng ta /Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười/Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba”
Lòng biết ơn là thước đo của đạo đức, tạo ra một thói quen tốt trong tâm hồn của con người. Lòng biết ơn giúp cho con người có một cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Giúp cho gia đình hòa thuận, êm ấm. Từ đó làm cơ sở để phát triển một xã hội văn minh, tiến bộ. Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
Sau khi đọc xong câu tục ngữ, em rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân mình. Là một học sinh, em cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được. Trong gia đình, em cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ … Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô. Bên cạnh đó, em cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay.
Có thể nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học về đạo lý làm người sâu sắc và ý nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Nó được đúc kết bằng câu tục ngữ hết sức mộc mạc và giản dị. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang vô cùng quý giá trên con đường bước vào đời của mỗi chúng ta sau này.
Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, phê phán,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ người đời về đạo lý lòng biết ơn. Đây là một trong những câu ca dao rất hay về lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, là sự kết tinh qua thời gian và năm tháng. Nhưng những thứ thơm ngon đó đâu phải tự dưng mà có được, để có được nó, người nông dân, hay ở đây là những “kẻ trồng cây”, phải mất rất nhiều thời gian để tưới tiêu cũng như bỏ công ngày đêm chăm sóc. Như vậy những lúc ta ăn những trái ngon ấy, ta phải có thái độ “nhớ” đến những người trồng ra nó. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó. Với cách ẩn dụ khéo léo, đặc biệt, ta có thể thấy một ý nghĩa cao cả hơn rằng, “ăn quả” là sự thừa hưởng, kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần, “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã tạo ra những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần đó. Như vậy, ông bà ta muốn gửi gắm cho con cháu đời sau của mình chính là lòng biết ơn. Tức là khi hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó, bởi những thành quả đó đâu phải tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ.
Trải quá hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Biết bao nhiêu mạng người đã phảiđổ xuống để đổi lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Nhận thức được công lao cao cả đó, nhân dân ta hằng năm vẫn tổ chức các ngày lễ để tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,….Tất cả đó được tạo nên nhằm nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước dựng nên.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn nữa đó là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, tổ chức nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình thường mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt bộ đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện thiết thực nhất của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong nhân dân ta.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, ta còn có thể bắt gặp những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như “chim có tổ người có tông”, “Ai về Phú Thọ cùng ta /Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười/Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba”
Lòng biết ơn là thước đo của đạo đức, tạo ra một thói quen tốt trong tâm hồn của con người. Lòng biết ơn giúp cho con người có một cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Giúp cho gia đình hòa thuận, êm ấm. Từ đó làm cơ sở để phát triển một xã hội văn minh, tiến bộ. Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
Sau khi đọc xong câu tục ngữ, em rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân mình. Là một học sinh, em cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được. Trong gia đình, em cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ … Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô. Bên cạnh đó, em cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay.
Có thể nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học về đạo lý làm người sâu sắc và ý nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Nó được đúc kết bằng câu tục ngữ hết sức mộc mạc và giản dị. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang vô cùng quý giá trên con đường bước vào đời của mỗi chúng ta sau này.
???????????? ????????̂???? ????????????̉ ????????̛̀???? ???????????? ????????????̂́????