Chứng minh mối quan hệ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

By Amara

Chứng minh mối quan hệ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

0 bình luận về “Chứng minh mối quan hệ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất”

  1. Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

    Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới hạn đó được gọi là độ.

    Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.

    Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.

    Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.

    Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.

    Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

    Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

    VD: Khi ta đun nước, từ trên 0 độ C đến 100 độ C thì nước ở trạng thái lỏng ; đến khi đạt điểm nút 100 độ C thì nước chuyển sang trạng thái hơi.

    Trả lời

Viết một bình luận