Chứng minh rằng thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới

Chứng minh rằng thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới

0 bình luận về “Chứng minh rằng thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới”

  1. * Khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân …

    – Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (dẫn chứng tiêu biểu)…

    0.25

    – Ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, buộc các nước đế quốc phải lần lượt công nhận nền độc lập của nhiều nước (dẫn chứng tiêu biểu)…

    0.25

    – Nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954; tuy nhiên sau đó Việt Nam, Lào, tiếp đến là Campuchia phải tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới, đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. 1-1984, Brunây tuyên bố độc lập

    0.25

    – Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á diễn ra sớm nhất, quyết liệt và dai dẳng, cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa thực dân cả cũ và mới ở khu vực đều bị đánh đổ…

    0.25

    * Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới vì:

    – Đã đưa tới sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập. Các quốc gia này ngày càng tham gia tích cực và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới …

    0.25

    – Góp phần đưa tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân (cả cũ và mới) cùng hệ thống thuộc địa của nó. Trận địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp lại …

    0.25

    – Góp phần mở rộng trận địa và tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa (với thắng lợi của cách mạng Việt Nam)

    0.25

    – Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á cũng góp phần quan trọng làm xói mòn và đưa tới sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta…

    0.25

    5

    Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

    * Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim:

    – Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới…

    0.25

    – Tây Âu: Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới …

    0.25

    – Nhật Bản: Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt được sự phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới…

    0.25

    * Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:

    – Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    0.25

    – Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …

    0.25

    – Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

    0.25

    * Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

    – Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế.

    – Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.

    – Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…)

    Bình luận

Viết một bình luận