Chứng minh rằng trong truyện ngắn sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công phép tương phản đối lập
Để vạch trần bản chất của tên quan phủ lòng lang dạ thú đồng thời bày tỏ niềm thương cảm trước tình cảnh nghìn sâu muôn thảm
Của người dân khi đi hộ đê
Ghi đầy đủ ,mik cho điểm nhá ko được viết tắt
Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn từ lâu đã được coi như huyền thoại về một trong những “bức tranh đầu tiên của dòng truyện ngắn Việt Nam, và có lẽ chính biện pháp tương phản tối lập được sử dụng vô cùng xuất sắc trong tác phẩm. Điều đó được thể hiện vô cùng rõ, thấm đượm vào từng câu từng từ của tác giả. Đầu tiên, đến với tác phẩm, ta có thể thấy ngay điều đó qua hoàn cảnh của câu chuyện. Trong khi người dân đang gồng mình lên, dùng sức người đấu với sức nước suốt một thời gian dài từ chiều đến đêm muộn thì tên quan phủ đang ngồi đánh tổ tôm với bọn quan lại, ngồi duỗi chân cho thằng hầu gãi vô cùng nhà hạ trong ngôi biệt phủ xa hoa nằm cách xa con đê. QUan được cử về hộ đê giúp dân nhưng lại chẳng màng gì đến dân, ăn chơi nhảy múa chác táng. Tuy cùn một địa điểm, cùng một thời gian nhưng sao sự cách biệt số phận của họ quá lớn. Không chỉ vậy, tiếp tục với câu chuyện, ta càng phẫn nỗ hơn khi thấy cảnh tên quan phụ mẫu quát thì vui sướng khi ù “thông tôm, chi chi nảy” còn những người dân, cùng lúc ấy đương rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. Dường như qua chi tiết này, sự phẫn nỗ đã được tác giả đẩy lên cao trào. Mạng sống của người dân đối với tên quan ấy còn chẳng bằng vài lá bài đỏ đen trên sập gỗ, số mệnh của người dân còn không bằng niềm vui thích của quan trong vài phút. Quan phụ mẫu là quan cha, quan mẹ, là người bảo vệ, chăm lo cho dân. Nhưng qua câu chuyện này, ta có thể thấy một thực tế phũ phàng rằng quan cha, quan mẹ lại không coi mạng sống của con dân bằng một ván bài may rủi. Tên quan ấy như đã mất hết nhân tính, không đáng làm một con người, càng không xứng làm bậc cha mẹ thiên hạ. Từ đó ta có thể thấy biện pháp tương phản đối lập được tác giả sử dụng vô cùng thành công, giúp đẩy cảm xúc phẫn nộ với tên quan phụ mẫu của đọc giả lên đỉnh điểm. Phải là người yêu và hiểu dân như thế nào thì tác giả Phạm Duy Tốn mới viết được những câu văn hay và ý nghĩa đến vậy.