chuyển bài thơ đồng chí thành văn xuôi theo LỜI CỦA TÁC GIẢ Giúp mình với

chuyển bài thơ đồng chí thành văn xuôi theo LỜI CỦA TÁC GIẢ
Giúp mình với

0 bình luận về “chuyển bài thơ đồng chí thành văn xuôi theo LỜI CỦA TÁC GIẢ Giúp mình với”

  1.    Cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng làm chấn động thế giới. Trong suốt chín năm trường kì gian khổ, Việt Bắc đã trở thành chiến khu vững chắc của Đảng, Chính phủ và quân đội ta. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây đã hết lòng hết sức đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ và góp phần rất lớn vào thắng lợi huy hoàng.

     Hòa bình lập lại, mở ra một thời kì mới của đất nước. Hồ Chủ tịch cùng các cán bộ, chiến sĩ chúng tôi về lại Thủ đô Hà Nội. Giờ chia tay đã đến. Đồng bào ra tiễn chúng tôi rất đông ; giữa kẻ ở, người đi biết bao là vấn vương, lưu luyến, ông ké trưởng bản lưng còng tóc bạc, nắm lấy tay tôi mà mắt rưng rưng: “Cán bộ về xuôi hãy thưa giùm với Bác là đồng bào Việt Bắc không nguôi nhớ Bác! Kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu!”. Tôi xúc động gật đầu nhận lời và xiết chặt bàn tay thô ráp của ông. Đoàn xe đã khởi hành mà đồng bào vẫn vẫy tay theo, hẹn ngày gặp lại.

     Chúng tôi không thể nào quên những kỉ niệm gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp ; người dân chất phác, nặng nghĩa nặng tình. Nhớ những ngày mưa nguồn suối lũ, đường dây tiếp tế lương thực từ miền xuôi lên bị quân thù bao vây, cắt đứt; cán bộ, chiến sĩ ta được đồng bào chia sẻ từ miếng cơm, hạt muối… Cuộc sống tuy gian nan vất vả mà ấm áp tình người. Chúng tôi đã in dấu chân trên khắp các nẻo đường Việt Bắc và hình ảnh của cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái, ngòi Thia, sống Đáy, suối Lê, Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao- Lạng Nhị Hà… sẽ mãi mãi in sâu trong kí ức một thời đánh Tây đuổi Nhật.

     Có những nỗi nhớ da diết như nhớ người yêu. Ấy là nỗi nhớ những đêm trăng lên đầu núi, tỏa ánh sáng dịu dàng, êm mát xuống núi rừng thơ mộng. Là nỗi nhớ những chiều nắng trải vàng rực trên nương và những hoàng hôn bản làng chìm trong sương khói, những đêm khuya bập bùng ánh lửa ngóng đợi người thương đi về. Nhớ những ngày củ sắn lùi chia đôi, bát cơm sẻ nửa, tấm chăn sui đắp cùng trong những đêm đông giá rét. Nhớ những người mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô để góp phần nuôi quân đánh giặc. Nhớ những lớp học i tờ mái đầu xanh kề bên đầu bạc, tiếng đánh vần râm ran rộn rã, những buổi liên hoan đồng khuya đuốc sáng, thắm thiết tình quân dân cá nước. Nhớ những ngày tháng ở cơ quan, gian nan là vậy mà chúng tôi vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ trâu lốc cốc lốc cốc chiều chiều vang xa trong rừng vắng và tiếng chày giã gạo đêm đêm nện cối đều đều suối xa.

     Cảnh rừng Việt Bắc với màu hoa chuối đỏ tươi nổi bật trên nền xanh của lá. Ánh nắng lấp lánh trên chiếc dao người đi rừng giắt ngang lưng. Bốn mùa, thiên nhiên Việt Bắc đều là những bức tranh đẹp đẽ sống động, cuốn hút hồn người. Ngày xuân, hoa mơ nở trắng rừng. Mùa hè, tiếng ve ngân vang như tiếng đàn trong rừng phách nở hoa vàng thắm. Bóng cô em gái lúi húi hái măng giữa không gian vắng lặng. Mùa thu, ánh trăng rọi sáng nơi nơi, tạo nên vẻ thanh bình, thơ mộng. Tiếng hát ân tình thủy chung cứ ngân nga mãi trong nỗi nhớ của chúng tôi.

     Khí thế của cuộc kháng chiến càng ngày càng lên cao. Sức mạnh chính nghĩa của quân dân ta như triều dâng bão cuốn. Trên các nẻo đường Việt Bắc, đêm đêm quân ta đi diệp điệp trùng trùng, ánh đuốc rừng rực soi sáng ngôi sao trên mũ và những đầu súng nhấp nhô theo bước quân hành. Dân công từng đoàn, từng đoàn nối nhau vận chuyển lương thực, thuốc men ra mặt trận. Ánh lửa, ánh đèn pha xua tan màn sương u ám của đêm dày. Từ khắp các chiến trường Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên… tin chiến thắng dồn dập bay về khiến quân dân cả nước càng thêm phấn khởi và tin tưởng.

    Giữa khói lửa kháng chiến, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ vẫn bình tĩnh, sáng suốt luận bàn việc dân, việc nước; lãnh đạo quân dân ta vừa đánh giặc vừa đấu tranh chống phong kiến, địa chủ bóc lột ô nông thôn; vừa mở mang đường sá, trường học ở khắp nơi để nâng cao dân trí. Biết bao kỉ niệm vui buồn trong suốt chín năm kháng chiến đã in đậm trong tâm hồn mỗi con người. Những lần giặc lùng sục, càn quét, bắt bớ hòng tiêu diệt lực lượng của bộ đội ta, cả rừng cây, núi đá cùng người đánh Tây. Núi giăng thành luỹ thép dày, rừng chở che bộ đội, ngăn buớc quân thù, bủa vây và tiêu diệt chứng.

       Chiến khu Việt Bắc đã trở thành điểm tựa tỉnh thần thiêng liêng cho cả dân tộc Việt Nam vì ở đó có Bác Hồ – vị Cha già kính yêu, có ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối để sự nghiệp đấu tranh giải phóng tiến tới thành công. Việt Bắc thực sự là quê hương của cách mạng, của kháng chiến. Ngay từ những năm 1941, Bác Hồ đã kiên trì vượt quạ bao gian nan, thử thách, hiểm nguy để cùng với Đảng khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đầy đủ chủ quyền tự do, độc lập. Thiên nhiên và con người Việt Bắc một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ kính yêu. Điều đó đã để lại trong tâm khảm mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi tình cảm thật sâu sắc, tốt đẹp, không thể nào quên.

    Bình luận
  2. Đối với những người lính cách mạng như chúng tôi thì chắc không bao giờ có thể quên được những năm tháng gian lao chống thực dân Pháp. Quên không được là do những nỗi vất vả, đau thương, mất mát đã gây ra bởi chiến tranh, và cũng không thể quên tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Tình đồng chí  một niềm tự hào để cho tôi nhớ về, kể về khi nhắc đến chín năm kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam

     

    Tôi vốn là một người nông dân xuất thân từ miền núi trung du khô cằn, “ đất cày lên sỏi đá”. Cả đời tôi chưa bao giờ có cơ hội bước ra khỏi lũy tre làng nên tầm nhìn còn thiển cận cứ nghĩ rằng một đời sẽ sống an bình nơi chốn làng quê thanh tịnh. Thế nhưng tất cả sự bình yên của làng tôi nói riêng và cả nước nói chung  đã bị phá tan bởi tiếng súng của bọn Pháp tàn ác. Bọn giặc xâm lấn giày xéo tổ quốc ta, khinh thường nhân dân ta. Được Cách mạng giác ngộ, theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhiều người nông dân áo vải như tôi đã khăn gói lên đường chiến đấu. Ruộng nương thì gửi cho bạn thân cày,gian nhà xiêu vẹo cũng mặc cho gió lung lay. Người nông dân thời bấy giờ dù một chữ bẻ đôi cũng không có nhưng mang nhiệt tình cách mạng và lòng yêu nước thiết tha.

    Lúc nhập ngũ, tôi đã gặp được nhiều người cùng cảnh ngộ với mình. Có một đồng đội cũng là gốc nông dân nghèo khổ như tôi. Quê anh thuộc vùng ven biển “ nước mặn đồng chua”, quanh năm làm lụng vất vả cũng túng thiếu, nghèo khổ . Sự tương đồng về cảnh ngộ khiến chúng tôi càng gắn bó với nhau hơn. Những tháng ngày chiến đấu, cùng chung chiến hào “ súng bên súng, đầu sát bên đầu”, rồi cả  những đêm rét chung chăn đã khiến chúng tôi hiểu rõ hoàn cảnh của nhau hơn thành đôi tri kỉ. Tôi nhớ hoài lời anh tâm sự:

                -Anh biết không, nơi quê nhà tôi còn cha già,mẹ yếu, vợ dại con thơ.. Nói là mặc kệ, gát lại tất cả để lên đường chiến đấu nhưng tôi nhớ quê làng  với giếng nước gốc đa sân đình, gia đình, bạn bè. Chao ôi, nhớ quá!

    Lời của anh cũng là lời của tôi , của bao người lính chống Pháp. Anh ơi, tôi cũng  thương nhớ lắm quê nhà lắm chứ, nhưng đất nước có chiến tranh thì làm sao đành lòng sống yên phận cho riêng mình. Bác Hồ đã nói bọn giặc rất dã man, ta nhân nhượng chúng càng lấn tới, hạnh phúc cá nhân không còn khi đất nước bị xâm lăng.   Rồi tôi cũng sẻ chia với anh những nỗi niềm thầm kín. Tình đồng đội của chúng tôi gắn liền với lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do dân tộccùng đứng chung hàng ngũ cách mạng.. Lúc đó chúng tôi gọi nhau là đồng chí. Ôi, hai tiếng đồng chí thật thật thiêng liêng, nói lên được sự gắn bó của chúng tôi rất nhiều trong cuộc đời người lính.

    Người đồng chí của tôi đã cùng tôi vượt qua bao gian khổ, thử thách ở những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tôi nóng sốt do cơn sốt rét rừng hành hạ trong hoàn cảnh thiếu thốn thuốc men, anh đã chăm sóc tôi chu đáo, anh lấy khhăn ướt lau trán cho tôi để hạ sốt. Khi tôi ré runt, anh chẳng ngại nhường chiếc chăn duy nhất của mình cho tôi giữ ấm mình. Rồi anh cũng ngã bệnh vì cơn sốt rét rừng hoành hành ở Việt Bắc, tôi cũng chăm sóc anh bằng cả tấm chân tình..Làm sao có thể quên được những ngày tháng cơ cực ấy! Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày nhưng chúng tôi vẫn mỉm cười vui vẻ, lạc quan.  Chúng tôi yêu thương nhau, hiểu nhau thật nhiều. Chỉ cần bàn tay nắm lấy, chúng tôi hiểu mình đã có đồng chí ở bên cạnh cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm với mình, cùng đoàn kết chiến đấu. Bàn tay nắm lấy động viên nhau vượt qua gian khổ đối với tôi còn quý hơn lòi nói. Có ai hỏi tôi kỉ niệm nào đáng nhớ nhất của tình đồng chí, tôi không cần phải suy nghĩ Đó là  những đêm phục kích nơi rừng hoang sương muối, chúng tôi vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc đến, tay cầm chắc súng, tinh thần vững mạnh vì  cảm thấy có đồng chí bên cạnh. Lúc đó, mũi súng di động quan sát, đầu súng chênh chếch hướng lên trời. Chao ôi! Ánh trăng , vầng trăng nơi núi rừng Việt bắc mới sáng rõ làm sao! Ánh trăng vằng vặc như chiếc đĩa bạc to đang lung linh như treo đầu ngọn súng. Mũi súng hướng dến đâu, trăng cũng theo đến đó. Giữa núi rừng tĩnh mịch chỉ có chúng tôi :“ đôi bạn lính, súng và cả ánh trăng trên cao”. Chúng tôi như được gắn kết với nhau. Thật tuyệt diệu. Tình đồng chí đã  tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi về cho Tổ quốc.

     

    Người đồng chí của tôi ơi! Chúng ta đã cùng nhân dân viết nên những trang vàng lịch sử trong quá trình giữ nước.. Từ chiến dịch Việt Bắc thu đông đến chiến dịch Điện Biên Phủ vẻ vang, hai tiếng đồng chí luôn cất lên trên bước đường hành quân của người lính. Quá khứ sẽ qua đi nhưng lịch sử vẫn còn mãi những âm vang hào hùng của một thời chống giặc. Chính tình đồng chí, tình yêu nước đã giúp cho những người lính đa phần gốc nông dân đã làm nên chiến thắng vang dội.  Đó là chân lí, là sức mạnh của dân tộc tộc. Tình đồng chí đã được phát huy trong thời chống Mĩ và cả thời hòa bình. Hai tiếng đồng chí thật thiêng liêng, cao đẹp luôn gợi nhiều xúc động trong tôi- người lính đã tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Pháp năm xưa…  

    Bình luận

Viết một bình luận