“Chuyện kể rằng:em, cô gái mở đường
Để cứu con đường ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…. ”
Câu 1: Hãy xác định thành phần biệt lập có trong đoạn thơ
Câu 2: hãy chỉ ra vào nêu tác dụng bptt có trong câu thơ
“Chuyện kể rằng : em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương ”
Câu 3: nhân vật “em” trong đoạn thơ là ai?
Câu 4: Dấu “…” ở cuối câu thơ :
“Đánh lạc hướng thù
Hứng lấy luồng bom… ” nói lên điều gì?
1, Thành phần biệt lập phụ chú: cô gái mở đường
2, Biện pháp nhân hóa “khỏi bị thương”. Tác dụng: tác giả đã nhân hóa con đường giống như một thực thể sống, một cơ thể sống có thể bị thương. Từ đó, hình ảnh con đường làm nhiệm vụ hiện lên chân thực, sinh động, giàu sức biểu cảm và lôi cuốn người đọc. Và người đọc cũng hình dung được nhiệm vụ thiêng liêng và gian khó của những cô gái mở đường
3,
Nhân vật em trong đoạn trích chính là những cô gái làm nhiệm vụ mở đường, phá bom để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, bộ đội ta có thể lái xe chở vật tư, vũ khí, lương thực,… đi qua an toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
4, Dấu ba chấm ở cuối đoạn thơ là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Sau cụm từ “hứng lấy luồng bom” thì dấu ba chấm chính là cách nói giảm nói tránh của tác giả về sự hy sinh anh dũng và dũng cảm, gan góc của những cô gái mở đường làm nhiệm vụ cao cả, đảm bảo giao thông huyết mạch của tổ quốc. Từ đó, dấu ba chấm cũng tạo được khoảng lặng và những suy nghĩ trăn trở cho người đọc.