CHUYỆN VUI VỀ CÁC DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta không biết. Anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết
(Báo Hoa học trò – 2005)
Câu 1: Xác định PTBĐ chính của văn bản
Câu 2: Nêu nội dung văn bản trên?
Câu 3: Từ nội dung văn bản, theo em đánh mất dấu câu nào là đáng lo ngại nhất? Vì sao?
$#chicong283k$
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ” Tự sự “
Câu 2 :
Nội dung văn bản là : Nói lên tầm quan trọng của các dấu câu trong những tác phẩm , văn bản , … nói riêng và trong cuộc sống nói chung . Qua đó khuyên mỗi người nên có cho mình ý thức giữ gìn những dấu câu của bản thân .
Câu 3 : Từ nội dung văn bản trên , theo tôi đánh mất dấu ” chấm ” là đáng lo ngại nhất , vì :
`+` Các văn bản , tác phẩm , cuộc đời mỗi người , ….. sẽ không bao giờ có hồi kết . Chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra điểm dừng cho bản thân .
`+` Ảnh hưởng một cách to lớn đến cuộc đời mỗi người . Sẽ không tìm ra chân lí , phương hướng , mục tiêu của cuộc đời mình .