Có bạn nào biết làm câu này ko: ‘ Tìm hiểu các bước đột phá vào tư duy kinh tế ở trung ương năm 1979, 1985 và 1986’.Nếu biết có thể cho mk biết câu này có bao nhiêu ý chính được không?
Có bạn nào biết làm câu này ko: ‘ Tìm hiểu các bước đột phá vào tư duy kinh tế ở trung ương năm 1979, 1985 và 1986’.Nếu biết có thể cho mk biết câu này có bao nhiêu ý chính được không?
Trước đổi mới, do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng ta không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới. Hoạt động đầu tiên để tiến hành đổi mới chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế.
Thứ nhất, hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta.
– Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa;
– Điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển:
– Ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá;
– Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình);
– Sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất;
– Sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,…
Thứ hai, hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6-1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai về đổi mới tư duy kinh tế với chủ trương:
– Dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá;
– Xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp;
– Chuyển mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa;
– Chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá.
Thứ ba, tháng 8-1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ đó, đưa ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế:
– Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc;
– Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
– Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá – tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới tư duy kinh tế, có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
=> Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo ra động lực thiết thực cho người lao động – đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân của người lao động,… Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI.