Có bạn nào làm bài này rồi giúp mình vs , mong đừng copy trên mạng nha
Đề: 20 năm sau em có dịp về thăm trường. Hãy viết bức thư cho bạn kể về sự việc đó.
Có bạn nào làm bài này rồi giúp mình vs , mong đừng copy trên mạng nha
Đề: 20 năm sau em có dịp về thăm trường. Hãy viết bức thư cho bạn kể về sự việc đó.
Linh thân yêu!
Nắng hè lại rạo rực trên khắp phố Hà Nội, đem theo luồng khí nóng đến ngột ngạt ùa vào lòng thành phố. Người cứ bước, vội vàng. Mình luôn tự hỏi tại sao con người cứ vội vàng đến nhẫn tâm như thế. Họ chẳng thèm để ý đến những tán cây quanh họ, chẳng mảy may nhìn những đứa trẻ tội nghiệp kia lấy một lần. Có phải vì xã hội phát triển thì con người cũng “phát triển” theo? Và cái họ phát triển chẳng phải tình thương mỗi con người vốn có mà chính là sự ích kỉ, thờ ơ?
Linh, cậu có biết mỗi lúc mùa phượng vĩ nở đỏ rực trong lòng thành phố thì mình lại khao khát trở về với quãng thanh xuân nơi sân trường biết bao nhiêu không? Mình nhớ về ngôi trường cũ của mình, nhớ về những ngày tháng nhiều nỗi buồn cũng lắm niềm vui mà dòng chảy thời gian chẳng đưa mình trở lại. Và có lẽ cậu sẽ nghĩ, rằng cậu ở một nơi phương xa thì nỗi nhớ ấy sẽ còn rạo rực hơn mình. Nhưng không! Linh! Mình thà rằng ở một nơi đất khách quê người nếm đủ đắng cay cũng chẳng muốn nhìn con người quê mình đổi thay như thế, từng ngày. Họ bẵng đi tiếng khát khao của trẻ nhỏ nơi mái trường còn thơ ngây, mặc kệ sự buồn phiền trong ánh mắt chúng, họ ép chúng học, học để bon chen.
Sau hơn bốn năm học xa nhà và gần 17 năm chỉ mải chăm lo việc gia đình và con cái, chính mình dường như cũng đã quên đi cái cảm giác được vui chơi thỏa thích nơi mái trường xưa trong những tán cây rợp bóng. Mình hòa vào dòng người để mà lo toan kiếm từng đồng nuôi con, chẳng mấy khi để ý tới chính con mình suy nghĩ những gì. Mà khi ánh mắt thơ ngây, non nớt của đứa con trai ngước lên mà hỏi mình “Học để làm gì hả mẹ?”, mình mới giật mình mà nghĩ tới người bạn thân của mình. Xin lỗi cậu, Linh!
Một lá thư dài nhưng mình vẫn tin rằng cậu sẽ đọc hết. Hơi miên man, hơi lủng củng nhưng cậu sẽ chẳng để ý gì đâu, đúng chứ?
Linh, hôm nay mình đã quay về thăm trường – một chuyến về thăm trường thực sự. Và những dòng miên man trên có lẽ là sự vỡ òa của cái cảm giác nuối tiếc tận sâu con tim mình. Ngôi trường đã đổi thay!
Lòng thành phố chẳng còn in bóng những cô cậu học trò ngày ngày đạp xe đến trường. Thay vào đó, lũ học sinh vội vã bước từ chiếc xe ô tô xuống, chẳng mấy trò chuyện hay hỏi han bạn bè. Mình nhìn lũ nhóc, lại hồi tưởng về mình và cậu cùng đạp chung một chiếc xe, lòng cười mà đôi mắt rưng rưng nước mắt. Vị mặn của nước mắt không biết đã đọng lại nơi khóe môi của mình từ khi nào, Linh ạ. Vì thế mình chỉ biết khẽ gạt chúng đi mà đứng ngoài cổng nhìn bóng dáng ngôi trường.
Dãy nhà hai tầng cũ kĩ bám đầy rêu mốc mặc dù chẳng còn nhưng mình lại có cảm giác nó vẫn nơi đó – nơi mình và Dương vẫn thường đùa nghịch. Những lần vào lớp muộn và bị cô ghi vào sổ, những lần do điểm kém mà khóc cùng nhau,… Mình vẫn nhớ, vẫn nhớ.
Người ta hay nói chỉ khi đứng trước nơi mọi việc đã diễn ra, ta mới hay sự việc đó đã từng tồn tại. Có thể vì đã rất lâu rồi mình chẳng còn được nếm vị của thứ cảm giác ấy, Linh nhỉ? Cậu đã có một mối tình học trò nơi sân trường này, một cuộc tình chỉ kéo dài hai tháng. Mình còn nhớ khi đó, Linh cứ mãi ngại ngùng không dám gửi thư cho anh lớp trên, rồi chợt lóe ra cái ý nghĩ biến mình trở thành “hòm thư” của cậu. Kì thật khi đó mình có chút ghen với cậu. Vì sau người được anh chàng đó thích lại là cậu chứ không phải mình chứ?
Mọi chuyện rồi cũng qua đi, tình học trò chẳng thể bền lâu. Khi anh ấy ra trường, mối tình đầu của cậu cũng chấm dứt. Mình còn nhớ đó là những ngày hè oi ả, Linh khóc sướt mướt kể cho mình nghe câu nói chia tay của anh chàng ấy. Mình lại biến thành cái gối cho cậu ôm mà khóc.
Hè qua đi, thu lại về, cánh bằng lăng chỉ còn một sắc tím nhạt nhòa. Một năm học mới bắt đầu cùng những ước mơ và hoài bão. Lớp chúng ta có một vài đứa thật sự chẳng mấy biết điều, suốt ngày muốn gây bè chia phái. Là một lớp trưởng, mình luôn phải đi khuyên ngăn, nhiều lúc cũng phải mặc kệ sự thù ghét của vài ba đứa mà kể với thầy chủ nhiệm. Mình bị mắng, cậu cố gắng ngăn, mình uất ức không nói thành lời, Linh nghe mình phát tiết,… Mình nhớ quãng thời gian đó, Linh à!
Rồi thì mọi chuyện cũng được giải quyết, mấy đứa tụi nó tuy không mấy vui nhưng cũng không kéo bè kéo phái nữa. Xuân qua đi và hè vội ùa về, chúng mình phải chuẩn bị cho kì thi vào cấp 3. Chắc hẳn Linh còn nhớ tán cây phượng chớm nở những nụ hoa đỏ rực. Nơi đó, hai chúng ta cùng ôn bài cho nhau. Học mãi cũng chẳng nhớ được đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hai đứa phải chịu trận lôi đình của cô Nga dạy văn. Rồi dưới cái ghế đá cũ, Phương Anh giúp chúng mình học thuộc đoạn thơ ấy.
Mùa thi đến mà chẳng chờ ai. Những đứa học trò tạm biệt ngôi trường dấu yêu để bước tiếp con đường đời của mình. Mình và Linh học khác lớp, có bạn mới, có thầy cô mới, mọi thứ mới đầu còn xa lạ nhưng thoáng cái đã thân quen. Nhưng dù có thân quen thì đã sao, bóng dáng thầy cô cùng mái trường cũ sẽ chẳng thể nào phai mờ mỗi khi nhớ lại. Linh! Mình nhớ cậu, nhớ Phương Anh, nhớ cả lớp chúng ta.
“Cô ơi! Sao cô lại khóc?” – Một đứa trẻ khoảng bốn tuổi chợt hỏi mình khiến dòng cảm xúc đang trào dâng như nghẹn lại. Bóng chiều dần buông xuống nơi thành thị phồn hoa, bao trùm lấy ngôi trường khang trang trước đôi con mắt ngỡ ngàng của mình.
Tạm biệt mái trường cũ, tạm biệt những người bạn trong quá khứ. Mình không biết mình còn có thể về thăm lại trường nữa không. Mình sắp cùng gia đình chuyển đi nơi khác. Tạm biệt cô bé Linh chỉ còn lại trong kỉ niệm! Mình và Linh bây giờ… đã khác xưa…
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này.
Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.
Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó. Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm. Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm… cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vẫn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran. Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm “hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.” tôi dừng lại không hát nữa nói đúng hơn là không hát nổi. Xúc động!
Tôi ghét lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng “bức ảnh” tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trào dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.
Tôi tiến gần chỗ bác:
– Bác… bác Hiền ơi..! – Tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.
– Trang … hả?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
– Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! – Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây
– Cháu về thăm bác ạ! – Tôi cười tươi rói.
– Thăm bác? Lại xạo rồi! – Bác cười hiền hậu .
– Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng – Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!
– À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.
Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:
– Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức “cô Huyền” tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều.
Thấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi chạy lại hỏi:
– Cô không khỏe ạ! – Tôi thắc mắc.
– À…ừ …! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!
Tôi lúng túng hỏi:
– Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!
Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến, và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.
Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày không xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã được in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.