Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh: – Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn. – Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cop b

Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh:
– Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn.
– Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cop bài kiểm tra của bạn.
– Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.
Bà mẹ thắc mắc:
– Nhưng cũng có thể là bạn cháu cop bài của cháu?
– Không đâu! Đề bài có câu hỏi như thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì.” Bạn cháu trả lời: “Em không biết.” Còn cháu thì viết: “Em cũng không biết.”
Tìm 1 câu trần thuật , 1 câu cảm thán , 1 câu nghi vấn , 1 câu cầu khiến trong đoạn trích trên
Và nêu dấu hiệu nhận biết các câu đó

0 bình luận về “Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh: – Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn. – Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cop b”

  1. $+$ Câu trần thuật : 

    $→$Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn.

    $⇒$ Dấu hiệu : câu này để thông báo cho mẹ của học sinh biết .

    $→$Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.

    $⇒$ Dấu hiệu : câu này để trình bày về việc chép bài của học sinh.

    $→$Đề bài có câu hỏi như thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì.”

    $⇒$ Dấu hiệu : câu này để kể / trình bày lại vấn đề đề bài ra.

    $+$ Câu cảm thán :  

    $→$Không đâu!

    $→$Thế thì đáng buồn quá!

    $⇒$ Dấu hiệu : dấu chấm than (bộc lộ cảm xúc).

    $+$ Câu nghi vấn : 

    $→$Nhưng cũng có thể là bạn cháu copy bài của cháu?

    $⇒$ Dấu hiệu : dấu hỏi (dùng để hỏi).

    $+$ Câu cầu khiến (không có).

    Bình luận
  2. -Câu trần thuật : tác dụng: dùng để kể, thông báo, miêu tả… Ngoài ra,câu trần thuật còn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

                                 -DHNB: kết thúc = dấu chấm, dấu chấm lửng.

    +Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn. (thông báo)

    +Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau. (nhận định)

    +Đề bài có câu hỏi như thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì.” Bạn cháu trả lời: “Em không biết.” Còn cháu thì viết: “Em cũng không biết.” (kể)

    -Câu cảm thán: tác dụng: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết.

                              -DHNB: có các từ cảm thán như: “ôi, than ôi, trời ơi, biết bao,…” và kết thúc = dấu chấm than, nếu ý cầu khiến ko nhấn mạnh thì kết thúc = dấu chấm.

    +Thế thì đáng buồn quá! (dấu chấm than)

    +Không đâu! (dấu chấm than)

    -Câu nghi vấn:tác dụng: dùng để hỏi, nhưng ở một số trường hợp câu nghi vấn còn dùng để đề nghị, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc.

                             -DHNB: có các từ nghi vấn như “ai, bao nhiêu, bao giờ, làm gì, ở đâu,…” và kết thúc = dấu chấm hỏi, một số trường hợp kết thúc = dấu chấm và ko yêu cầu người đối thoại phải trả lời.

    +Nhưng cũng có thể là bạn cháu cop bài của cháu? (dấu chấm hỏi)

    #Sa

    Bình luận

Viết một bình luận