Có rất nhiều câu chuyện nói về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Câu chuyện nào để lại ấn tượng nhất với em? Em học được gì từ c

Có rất nhiều câu chuyện nói về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Câu chuyện nào để lại ấn tượng nhất với em? Em học được gì từ câu chuyện đó?

0 bình luận về “Có rất nhiều câu chuyện nói về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Câu chuyện nào để lại ấn tượng nhất với em? Em học được gì từ c”

  1. Sự truyền cảm hứng này có thể dành cho cá nhân hoặc dành cho các tập thể, các nhóm người, thậm chí cả xã hội, cả đất nước. Dù với chủ thể nào, “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” của cảm hứng này là khát vọng vươn tới những tầm cao. Năm xưa, Hồ Chí Minh từng chịu cảnh đau đớn khi mất nước mà quyết tâm tìm được con đường cứu nước. Ngày nay, nhiều người đã nói về sự tự ti của một nước nghèo nàn, lạc hậu – dù trên thực tế nước ta hiện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử nhưng so với tiềm năng và với các nước thì vẫn chưa tương xứng – nên mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi cộng đồng phải nỗ lực thật nhiều để làm giàu cho bản thân và cùng nhau làm giàu cho đất nước. Có như vậy thì mới góp phần “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong mỏi.

    Bình luận
  2. Ngày 15/6/2020 , Giáo sư Hoàng Chí Bảo có đến trường em và kể cho chúng em một câu chuyện về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ . câu chuyện oonng kể cho chúng em như sau : Bác ra đi tìm đường cứu nước lúc còn rất trẻ (21 tuổi), vào ngày 5.6.1911, Sài Gòn đã tiễn Bác đi từ Bến cảng Nhà Rồng. Trong thời khắc đó, có một chi tiết rất cảm động và thiêng liêng, người tiễn Bác đi chính là cô Lê Thị Huệ, người bạn gái của Bác từ lúc còn nhỏ và cũng coi là mối tình đầu thủy chung và duy nhất của đời Bác. Trước khi đi, Bác đến tìm cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc, lúc bấy giờ đã từ bỏ hết quan trường về quê sống như người dân bình thường, dạy học và bốc thuốc cứu người, để từ biệt. Cha của Bác nói một câu cảm động: Con hãy đi đi, nước mất mà không đi tìm, mà tìm cha làm gì? Sự nghiệp cứu dân, cứu nước là trông chờ ở các con. Con hãy đi đi, hãy tìm chân lý dưới chân mình.

    Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác hội tụ sự lao động khổ cực, sự đấu tranh, học tập và tình thương. Ngày ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã mồ côi mẹ 10 năm và lấy tên là Văn Ba. Theo nghĩa đen, Văn Ba là tên gọi giản dị của người Nam Bộ. Theo nghĩa bóng, Văn là văn hóa, còn Ba là làn sóng. Văn Ba nghĩa là làn sóng văn hóa. Bác không đến Nhật Bản và phương Đông như Phan Bội Châu và các bậc tiền bối để tìm đường cứu nước, mà Bác đến phương Tây, đến Pháp – sào huyệt của kẻ thù đang xâm lược nước ta. Chủ kiến này của Bác đã được hình thành từ rất trẻ. Nên người ta gọi Văn Ba là một làn sóng văn hóa mới và quả nhiên làn sóng đó đã khởi đầu cho thành công của cách mạng Việt Nam.                                                                                                                               

    Tại sao Bác chọn nghề thủy thủ trên tàu viễn dương? Vì làm thủy thủ trên tàu lái buôn lênh đênh khắp phương trời, nên Bác mới có điều kiện đến nhiều nước khác nhau. Trong vòng 30 năm tìm đường cứu nước, Bác đã có mặt gần 40 nước khác nhau trên thế giới. Một điều khâm phục và ngạc nhiên, đó là Bác đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Bác cũng lường trước được sự mạo hiểm và khó khăn nên đã rủ một số bạn cùng đi, ai cũng nhận lời đi cùng. Nhưng đến phút cuối thì họ lảng hết, vì họ ngợp bởi sự khó khăn trước mắt nên đều băn khoăn hỏi Bác những câu rất thiết thực: “Đi bằng cách nào? Lấy gì mà sống?…”  – Bác giơ hai bàn tay trả lời, tất cả là ở đây. Quả nhiên từ động cơ, trí tuệ và nghị lực mà hai bàn tay đó đã làm nên sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nước ta.

    Bác làm việc trên tàu, phục vụ hàng trăm bàn ăn cho các sỹ quan, khách thương gia giàu có. Những ngày lênh đênh trên biển, sóng to, gió lớn với những rình rập, hiểm nguy nhưng Bác đã vượt qua tất cả.

    Thật cảm động khi chúng ta đọc bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên, ta hiểu được phần nào cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác:

    Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

    Cho tôi làm sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác

    Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

    Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

     

    Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ

    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

    Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

    Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương

    Bài thơ tái hiện cuộc hành trình của Bác như một bộ phim quay chậm lại lịch sử cuộc ra đi kỳ diệu đó, kỳ diệu cho dân tộc Việt Nam.

    Bác đến nước Anh, nước Mỹ và tìm hiểu rất kỹ về nền văn hóa của các nước phương Tây. Ở đây, Bác làm đủ nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng, có khi là quét rác trong sân trường trung học dưới thời tiết của châu Âu lạnh buốt đến nỗi Bác không cầm được cán chổi. Ông hiệu trưởng tốt bụng đã trả thêm cho Bác một ngày lương để Bác đi tìm việc khác. Bác lại đi làm thợ chụp ảnh, rửa ảnh, tráng phim hay làm công cho các nhà chủ. Thậm chí làm bồi bàn, lau dọn ở khách sạn. Khi phục vụ các bàn ăn sang trọng ở khách sạn London, đồ ăn thừa khách bỏ lại Bác đều cất gói sạch sẽ để mang cho những người nghèo đói. Thấy Bác có tình thương yêu con người như vậy, ông chủ đầu bếp khách sạn nói: Tôi sẽ dạy cậu làm bánh ngọt để trả lương cao hơn. Đảng ta sau này xem Bác là người vô sản hóa đầu tiên khi phải kiếm sống, lao động, tiếp xúc với mọi tầng lớp xã hội nghèo khó ở khắp mọi nơi để Bác có được tình hữu ái giai cấp, để sau này Bác tổng kết thành bản chất của những người cách mạng. Bác quả là tấm gương sáng cho chúng em noi theo . Qua câu chuyện do Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể trên , em thấy học sinh chúng ta phải có ý thức , trách nhiệm với việc học để có thể xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ta ngày càng giàu đẹp văn minh , sánh vai với các cường quốc năm châu. 

    Bình luận

Viết một bình luận