Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí là gì?? Help me!!!

Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí là gì??
Help me!!!

0 bình luận về “Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí là gì?? Help me!!!”

  1. 1. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý

    Căn cứ pháp lí của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí là tổng thể các quy định của pháp luật được các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí. Căn cứ pháp lí được pháp luật xác định bao gồm:

    – Các quy định của pháp luật hiện hành xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Những quy định này thường được gọi là pháp luật về tố tụng hay pháp luật về thủ tục.

    – Các quy định của pháp luật hiện hành xác định hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và biện pháp cưởng chế dự kiến áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi đó, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lí, điều kiện áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định, các quy định về hồi tố (nếu có)…

    – Các quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lí. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lí là một khoảng thời gian nhất định do pháp luật quy định mà chỉ trong thời hạn đó, chủ thể vi phạm pháp luật mới có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lí, nếu hết thời hạn đó mà hoạt động truy cứu chưa được tiến hành thì không được truy cứu nữa. Tùy loại vi phạm mà pháp luật quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lí dài, ngắn khác nhau, bên cạnh đó có những vi phạm không có thời hiệu truy cứu.

    Căn cứ thực tế của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chính là vĩ phạm pháp luật đã xảy ra trên thực tế được xác định qua các yếu tố cấu thành của vi phạm đó. Cụ thể là:

    – Căn cứ vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật

    Có thể nói, hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nếu không xác định được hành vi trái pháp luật thì không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Thời gian, địa điểm, công cụ, phưong tiện, tính chất, phưong pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi cũng là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí bởi đó là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp cưỡng chế cụ thể. Mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng để xác định loại trách nhiệm pháp lí cần truy cứu cũng như xác định biện pháp cưỡng chế một cách tương xứng. Một hành vi dù trái pháp luật nhung thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội là không đáng kể thì có thể không cần phải truy cứu trách nhiệm pháp lí. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội là một căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lí, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra, và pháp luật cũng không thể buộc một người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà không phải do hành vi của họ trực tiếp gây ra. Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội được coi là có mối quan hệ nhân quả nếu hành vi trái pháp luật xảy ra trước sự thiệt hại, hành vi trái pháp luật chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại, thiệt hại xảy ra là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật.

    – Căn cứ vào chủ thể vi phạm pháp luật

    Đối với chủ thể là cá nhân, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí, cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền phải căn cứ vào độ tuổi của chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Neu đến thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, cá nhân chưa đủ tuổi do pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lí thì không được tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với họ. Độ tuổi cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền lựa chọn biện pháp cưỡng chế nhà nước một cách phù hợp. Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể là một căn cứ quan trọng để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nếu ở thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với họ. Nếu ở thời điểm truy cứu trách nhiệm pháp lí, chủ thể bị mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí có thể phải tạm dừng hoặc huỷ bỏ. Nhân thân người vi phạm cũng là căn cứ để có thể lựa chọn biện pháp cưỡng chế một cách phù hợp.

    Bình luận
  2. `->` 

    1. Trách nhiệm hình sự:

    Là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ.

    2. Trách nhiệm hành chính:

    Là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.

    3. Trách nhiệm dân sự:

    Là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự,…

    4. Trách nhiệm kỷ luật:

    Là trách nhiệm của một cá nhân hoặc tập thể đã vi phạm kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức, cần được xử lý theo quy luật

    `Go od luck!`

    Bình luận

Viết một bình luận