Cơ sở để dẫn tới sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không vì lí do nào

Cơ sở để dẫn tới sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không vì lí do nào

0 bình luận về “Cơ sở để dẫn tới sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không vì lí do nào”

  1. ⇒Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô  Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Berlin. Nó đã được biết đến bởi rất nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc vào các quốc gia, phía Liên Xô gọi nó là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (tiếng Nga: Великая Отечественная Война) lấy theo tên trong lời hiệu triệu của Stalin trên radio gửi đến nhân dân Xô Viết vào ngày 3 tháng 7 năm 1941, hoặc cuộc Chiến tranh thần thánh (tiếng Nga: Священная война); trong khi người Đức (và các nước phương Tây) thường gọi nó đơn giản là Mặt trận phía đông (tiếng Đức: die Ostfront[20]), Chiến dịch phía đông (tiếng Đức: der Ostfeldzug) hoặc Chiến dịch nước Nga (tiếng Đức: der Rußlandfeldzug)[21] vì thực chất đây là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc chiến ở mặt trận phía đông châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    ⇒Tuy có tên là Chiến tranh Xô–Đức nhưng thực ra Đức không tấn công Liên Xô một mình mà còn có sự giúp sức của 8 nước đồng minh phe Trục  châu Âu  Romania, Hungary, Bulgaria, Phát xít Ý, Slovakia, Croatia, Phần Lan, Vichy Pháp. Về phía Liên Xô, trên đà chiến thắng kể từ năm 1943, họ đã cho thành lập quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc xã và gia nhập Liên minh chống Phát xít. Cuộc chiến tranh tiếp diễn giữa Liên Xô và Phần Lan có thể coi là sườn phía bắc của mặt trận này. Ngoài ra, các hoạt động phối hợp của Đức-Phần Lan qua biên giới phía bắc Phần Lan-Liên Xô và tại khu vực Murmansk cũng được coi là một phần của Chiến tranh Xô-Đức.

    ⇒Mặt trận này đã được đặc trưng bởi quy mô và sự ác liệt chưa từng thấy, sự hủy diệt quy mô lớn, và những tổn thất nhân mạng to lớn do chiến tranh, nạn đói, bệnh tật và cả những cuộc thảm sát. Đây cũng là nơi tập trung phần lớn các trại tập trung, các cuộc hành quân chết, các khu Do Thái, và những cuộc tàn sát, là trung tâm của cuộc Đại đồ sát người Do Thái. Trong tổng số người chết ước tính khoảng 70 triệu của Chiến tranh thế giới thứ hai thì trên 30 triệu người đã chết tại mặt trận này,[22] trong đó có nhiều dân thường. Cuộc chiến này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và là nguyên nhân chính cho sự thất bại của Đức[23][24][25] và việc tiêu diệt nước Đức quốc xã. Sau chiến tranh, Liên bang Xô viết trỗi dậy trở thành một siêu cường quân sự và công nghiệp, các Đảng Cộng sản thiết lập chính phủ trên phần lớn các nước Đông Âu, còn nước Đức bị khối Đồng Minh chia đôi thành Cộng hoà Dân chủ Đức  Cộng hoà Liên bang Đức.

    ⇒Hai cường quốc tham chiến chủ yếu là phát xít Đức và Liên Xô. Mặc dù không tham chiến tại đây, nhưng Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã viện trợ về tài chính và vật chất hỗ trợ cho Liên Xô trong các giai đoạn sau của cuộc chiến (khoảng 4% lượng vũ khí mà Liên Xô sử dụng là do Mỹ – Anh viện trợ). Trong khi đó, phía Đức Quốc xã thì nhận được sự hỗ trợ từ 9 nước đồng minh (phát xít Ý, Romania, Bulgaria, Hungary, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Vichy Pháp  Tây Ban Nha), 9 nước này đã cung cấp cho Đức khoảng 20% quân số, 1/3 số lao động và hơn một nửa lượng nguyên vật liệu để sản xuất vũ khí. Đức Quốc xã đã huy động nguồn nhân lực, toàn bộ các kho vũ khí, dự trữ kim loại, các nguyên liệu chiến lược, huy động gần như toàn bộ nền công nghiệp quân sự của toàn Tây Âu  Trung Âu vào cuộc chiến chống Liên Xô[26], ngoài ra Đức còn tuyển mộ hàng trăm ngàn lính đánh thuê từ các nước vùng Baltic, Nam Tư, Đan Mạch, người Cozak. Trên thực tế, quân đội Liên Xô phải cùng lúc đương đầu với quân đội của 9 nước châu Âu chứ không chỉ riêng Đức Quốc xã. Nếu không có sự trợ giúp của 9 nước này, Đức Quốc xã sẽ không thể có đủ nhân lực và tài nguyên để tiến hành chiến tranh tổng lực lâu dài với Liên Xô (ví dụ, sau khi Romania bị Liên Xô đánh bại vào tháng 8 năm 1944 thì Đức cũng bị mất một nửa nguồn cung dầu mỏ, điều này khiến sản lượng vũ khí của Đức sụt giảm nhanh chóng kể từ cuối năm 1944 và quân đội Đức cũng thua chung cuộc chỉ nửa năm sau đó)

    Bình luận
  2. Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô  Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày khi Quân đội Đức Quốc xã theo lệnh Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Berlin

    Bình luận

Viết một bình luận