Cơ sở hình thành xả hội phong kiến ơ phương Đông và châu ÂU là gì?

Cơ sở hình thành xả hội phong kiến ơ phương Đông và châu ÂU là gì?

0 bình luận về “Cơ sở hình thành xả hội phong kiến ơ phương Đông và châu ÂU là gì?”

  1. Xã hội phong kiến phương Đông

    -Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

    -Thời kì phát triển: Từ thế kỉ X – XV, phát triển khá chậm.

    -Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

    -Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn

    -Giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

    -Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế

    Xã hội phong kiến ở châu Âu

    -Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

    -Thời kì phát triển: Từ thế kỉ XI – XIV, phát triển rất phồn thịnh.

    -Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

    -Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

    -Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

    -Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế

    Bình luận
  2. * Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Cơ sở hình thành dựa trên:

    – Cơ sở kinh tế:

    + Cư dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

    + Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

    – Cơ sở xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo, giai cấp + yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm => nhà nước ra đời, người đứng đầu nắm quyền lãnh đạo là vua. Dưới vua có 1 bộ máy giúp việc. Xã hội hình thành giai cấp thống trị (vua, quan lại,… ) và bị trị (nông dân công xã, nô lệ). Giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị chủ yếu thông qua tô, thuế.

     Xã hội phong kiến ở phương Tây được hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Cơ sở hình thành:

    – Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp, kết hợp thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong đó, do điều kiện tự nhiên không tạo thuận lợi nhiều cho nông nghiệp như phương Đông nhưng bù lại có các hải cảng, vùng vịnh,… lại thuận lợi cho phát triển thương nghiệp.

    – Cơ sở xã hội: 

    + Xã hội có sự phân chia giai cấp: Lãnh chúa và nông nô.

    + Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô.

    Bình luận

Viết một bình luận