có tất cả bao nhiêu di tích lịch sử tai hưng yên và kể về từng lịch đó

có tất cả bao nhiêu di tích lịch sử tai hưng yên và kể về từng lịch đó

0 bình luận về “có tất cả bao nhiêu di tích lịch sử tai hưng yên và kể về từng lịch đó”

  1. Hưng Yên là vùng đất cổ Với hơn 1.800 di tích

    • Cây đa Sài Thị thuộc thôn Sài Thị, xã Thuần Hưng là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Hưng Yên.[20]
    • Sông Giàn, xã Thuần Hưng là đầu nguồn của sông Cửu An tiếp giáp với sông Hồng là di tích lịch sử về tinh thần xây dựng và phát triển đất nước của người Việt. Hình ảnh sông Giàn được các vua nhà Nguyễn khắc vào Cửu Đỉnh đặt tại Cố Đô Huế.[19]
    • Quần thể di tích Phố Hiến bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần ở huyện Tiên Lữ, huyện Kim Động nay đã được xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật  người châu Âu. Tiêu biểu là Văn miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, đền Bà Chúa Kho,…
    • Di tích Chử Đồng Tử  Tiên Dung: đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương,…
    • Chùa Ông (Bản Tịch Tự), ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XII thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc giữa các làng Bình Lương, làng Son và làng Đìa, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm
    • Khu di tích đình Bến ở huyện Văn Giang thờ sứ quân Lã Đường thời 12 sứ quân.
    • Làng Nôm là ngôi làng cổ thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Đây là ngôi làng cổ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    • Di tích đền Ghênh thờ Nguyên phi Ỷ Lan tại nguyên quán. Đền nằm gần sông Ghênh thuộc thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh.
    • Chùa Xuân Nhân (Sùng Bảo) một ngôi chùa cổ gắn liền với nhiều truyền thuyết li kỳ ở xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào.
    • Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ.
    • Cụm di tích Phù Ủng  huyện Ân Thi liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão.
    • Khu di tích Tống Trân Cúc Hoa  huyện Phù Cừ.
    • Đền Đậu An (An Xá), xã An Viên, huyện Tiên Lữ thờ Ngọc hoàng Thượng Đế là di tích quốc gia đặc biệt.
    • Đền thờ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh  xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.
    • Chùa Thái Lạc ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm thờ Phật và Tứ Pháp là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
    • Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh  xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ.
    • Chùa Hồng An Tự ở xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang.
    • Chùa Ông Khổng ở huyện Văn Giang vào các ngày từ 4-5 âm lịch hằng năm diễn ra lễ hội đấu vật cổ truyền.
    • Đền Bà hay Chùa Bà tọa lạc tại xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu nhà Lý có phong cảnh đẹp và giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, giá trị lịch sử lâu đời, hằng năm mở hội từ ngày 20-25/7 âm lịch.
    • Đền Vĩnh Phúc hay Đền thờ Bà Chúa Mụa thờ Trần Thị Ngọc Am – Vương phi thứ hai của chúa Trịnh Tráng. Nhân dân địa phương quen gọi bà là bà chúa Mụa 

    • Bún thang lươn Phố Hiến: Món bún đậm đà khác lạ từ các ng

    Bình luận

Viết một bình luận