Có ý kiến cho rằng bài thơ ông đồ thể hiện sự tiếc nuối những giá trị văn hóa của dân tộc đã bị mai một,hãy chứng minh

Có ý kiến cho rằng bài thơ ông đồ thể hiện sự tiếc nuối những giá trị văn hóa của dân tộc đã bị mai một,hãy chứng minh

0 bình luận về “Có ý kiến cho rằng bài thơ ông đồ thể hiện sự tiếc nuối những giá trị văn hóa của dân tộc đã bị mai một,hãy chứng minh”

  1. Bài thơ “Ông đồ” viết về một tục viết chữ ngày tết của các ông đồ thời phong kiến được mọi người rất yêu mến trọng dụng vô cùng. Trong thời phong kiến những ông đồ thường là biểu tượng của sự thanh cao, có học thức là những gì mà người đời luôn xem trọng. Ông đồ cũng là biểu tượng của những người luôn làm việc gì đó nhân nghĩa giữ lại truyền thống của cha ông.  Mở đầu bài thơ nhà thơ Vũ Đình Liên nhắc lại một phong tục mà ai ai cũng

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Trên phố đông người qua

    Hình ảnh mỗi năm thể hiện sự lặp đi lặp lại trở thành thân quen thân thiết với mỗi người dân. Họ đã quen với hình ảnh ông đồ ngồi ở đó viết chữ cho mọi nhà. Người người tới xin chứ mong cho một năm mới phát tài phát lộc gặp nhiều bình an và may mắn hạnh phúc sẽ tới với mình.

    Hình ảnh ông đồ ngồi đó với áo the khăn đóng đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân nước ta. Ông đồ cũng là một nét văn hóa của người dân á đông mỗi khi tết đến xuân về

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc khen ngợi tài

    Hoa tay  thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay

    Trong những câu thơ này thể hiện sự tài tình của ông đồ trong những nét chữ của mình. Ông luôn viết lên như viết bằng cả tấm lòng những nét chữ sinh động hoạt bát vô cùng tươi đẹp.

    Một vẻ đẹp truyền thống mài ai cũng yêu mến trân trọng. Ai cũng thán phục trước tài năng của ông đồ già bởi ông có những nét bút phóng khoáng và thật đẹp.

    Những mỗi năm một vắng

    Người thuê viết nay đâu

    Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu

    Trong khổ thơ này người ta thấy hình ảnh ông đồ già vẫn  còn xuất hiện trong những ngày xuân ngày tết. Nhưng không còn nhiều người thuê ông viết chữ nữa. Con người đã lãng quên một nét đẹp văn hóa của một thời. Quên đi sự tồn tại của ông đồ già khiến cho ông cảm thấy vô cùng buồn và khi người buồn thì cảnh có vui đâu. Những vật dụng thân thiết với ông như giấy đỏ, nghiên mực cũng buồn theo. Chúng buồn khi ông đồ già bị lãng quên và chúng cũng lãng quên như quên đi một vẻ đẹp của nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

    Bài thơ trở nên tha thiết trầm buồn bởi những gì vô tình mà con người đã tạo ra. Con người dường như quên đi sự tồn tại của một nét văn hóa vốn gắn bó với mình. Quên đi một thời ông đồ chính là một biểu tượng văn hóa, giống nòi của dân tộc Việt Nam phong kiến. Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại và những phong tục tập quán mới du nhập vào nước ta khiến con người ta không còn trọng dụng những thứ cũ kỹ nữa. Chư nho, chữ Hán không còn được người ta học nữa mà người dân học tiếng Anh, thì việc những ông đồ viết chữ nho bị lãng quên chính là một điều dễ hiểu.

    Bình luận

Viết một bình luận