con đường hình thành phát triển nhân cách của hồ chí minh là gì ?????/
0 bình luận về “con đường hình thành phát triển nhân cách của hồ chí minh là gì ?????/”
Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất và năng lực của một nhà hoạt động chính trị, một vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc vĩ đại và nhà văn hóa kiệt xuất, tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn thời đại ngày nay.
Hồ Chí Minh là một trong số ít nhân vật trên thế giới có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh không những soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và thế giới văn minh trong thế kỷ XX – thế kỷ phi thực dân hóa – mà còn có ý nghĩa tích cực cho thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo. Những luận điệu thù địch, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu ra trên nhiều phương tiện truyền thông xưa nay không thể làm mờ các giá trị của nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Nhân cách là những giá trị đặc biệt của mỗi con người cụ thể, là cái đặc sắc hay tiêu chí để phân biệt người này với người khác. Nhân cách Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, không phải tự nhiên mà có. Nhân cách Hồ Chí Minh được kết tinh từ nhiều yếu tố: Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước, từ hoàn cảnh của thời cuộc; từ giáo dục và tự giáo dục; từ tư chất, năng lực của con người Hồ Chí Minh, trong đó có quãng đời niên thiếu; từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của các học thuyết, tư tưởng tiến bộ; từ gương sáng của các nhà hoạt động chính trị tiến bộ, nhà văn hóa trên thế giới. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành, bồi đắp, hoàn thiện trong cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho sự nghiệp giải phóng con người để cho con người vươn tới tự do, vươn tới những giá trị đích thực của chân, thiện, mỹ. Nhân cách Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét, có sức xung tỏa mãnh liệt, liền mạch, được thử thách, được rèn giũa, được bồi đắp, nó luôn luôn tỏa sáng suốt cả cuộc đời của Hồ Chí Minh, từ thuở niên thiếu cho đến giây phút cuối cùng trên giường bệnh ở Nhà 67 Phủ Chủ tịch (Hà Nội).
Bàn về nhân cách, ở phương Đông có nhiều quan niệm khác nhau. Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử đưa ra quan niệm về nhân cách gồm ba yếu tố: Trí, nhân, dũng. Quan niệm tương đối thống nhất của các nhà hiền triết phương Đông là nhân cách gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các cấu trúc nhỏ này thống nhất với nhau, trong đó Nhân là cốt lõi, là gốc của nhân cách, định hướng phát triển cho các cấu trúc còn lại trong nhân cách.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh phong phú, sâu sắc và mang bản sắc dân tộc rõ nét. Trước hết “Nhân” là vì con người, Hồ Chí Minh coi đó là giá trị cơ bản trong cuộc sống, chi phối mọi hoạt động của bản thân trong suốt cuộc đời. Hồ Chí Minh sống là vì Tổ quốc, vì cách mạng, vì nhân dân.
Mục đích vì hạnh phúc của con người được bắt nguồn từ một nhu cầu cao cả, đó là tình thương với người lao động và tình thương đó ngày càng được nạp thêm nội dung mới trong quá trình hoạt động của Người.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh được cấu thành không chỉ trên bình diện nhận thức, mà còn được tạo nên bởi hành động để đạt mục đích đặt ra. Mặt hành động tạo nên tính thực tiễn, tính hiện thực, tính khả thi và hành động hữu ích cho cuộc đời. Nội dung này ở nhân cách Hồ Chí Minh khác với nhiều nhà hiền triết Á Đông và nhiều sĩ phu phong kiến trước và cùng thời: Họ thương người mà thiếu hành động. Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã bôn ba hơn 30 nước và làm nhiều nghề cực nhọc (khoảng 20 nghề), trong những điều kiện khổ cực. Mặt hành động trong nội dung “Nhân” của Hồ Chí Minh không chỉ vì hạnh phúc con người, mà còn là sự tự hoàn thiện bản thân để làm cơ sở thực hiện nội dung nhân văn đó: Hoàn thiện về lối sống, cách ứng xử và đặc biệt là trí tuệ.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh có cốt lõi là tình thương đối với nhân loại cần lao. Nhân ái này có nội dung khác hẳn với tư tưởng của Mặc Tử, Mạnh Tử. Với Mặc Tử và Mạnh Tử, tất cả thiên hạ đều thương yêu nhau như anh em một nhà, tức là một tình thương chung chung, thương cả kẻ thù của chính mình.
Nhân ái của Hồ Chí Minh khác với nhân ái của các sĩ phu phong kiến Việt Nam thời đó. Nó không phải là lòng thương hại của những người đứng từ trên nhìn xuống, cũng không phải là lòng từ bi bác ái mơ hồ không vượt qua được. Nhân ái của Hồ Chí Minh trước hết là sự tôn trọng con người đặt vào những “người cùng khổ”. Đó là tất cả người lao động trong nước cũng như trên thế giới, từ người nô lệ, người tù đến người công nhân, nông dân cùng khổ dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến, đặc biệt là đối với những lớp người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…).
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh là sự tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và là sự đấu tranh quyết liệt với kẻ thù chà đạp lên nhân phẩm con người. Chữ “Nhân” của Hồ Chí Minh không phải dừng ở mức cảm thông sâu sắc với nỗi khổ cực của người dân lao động mà cao hơn là nhân nghĩa, thể hiện ở hành động cứu người, ở cách xử thế, ở lối sống trong đời sống hằng ngày. Hồ Chí Minh không chịu cảnh “mũ ni che tai”, “ai lo phận ấy và thượng đế lo cho tất cả”, cảnh yên phận, sung sướng cá nhân. Nhân ở Hồ Chí Minh là cuộc sống giản dị, tiết kiệm, thanh bạch.
Nói đến nhân cách Hồ Chí Minh là nói đến cái tâm trong sáng của Người
Yếu tố đầu tiên của cái tâm trong nhân cách Hồ Chí Minh là lòng tin vào tính bản thiện, vào phẩm giá của con người được mở rộng, được nhân lên nhờ sự nhận thức sâu sắc thực tiễn đau khổ của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa, cái tâm nhân ái đó dần chuyển thành tư tưởng nhân đạo.
Lòng thương người bao la mang tầm nhân loại của Hồ Chí Minh đã được minh chứng bằng cả cuộc đời hoạt động vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của người Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Bản thân cuộc sống riêng tư khiêm tốn, bình dị, trong sáng của Người, ngay cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực nhưng không bị quyền lực làm cho tha hóa, cũng đủ cho thấy sự đồng cảm sâu lắng của Người đối với con người lao động bình thường. Một nếp Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, một đôi dép lốp cao su, hai bộ quần áo vải kaki bạc màu và chỉ một ham muốn, một ham muốn suốt đời sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Yếu tố thứ hai trong cái tâm của Hồ Chí Minh là vấn đề tri thức, trí tuệ của Người
Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam sau này chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung nhân bản, chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Khi ở nước ngoài, điều mà Hồ Chí Minh mong muốn không phải danh lợi cá nhân mà chính là nhu cầu phát triển của dân tộc.
Ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân. Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Người cho rằng: “Tiếng dân là truyền lại ý trời”(1). Là lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân, lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ. Người đau nỗi đau chia cắt đất nước, vui, buồn cùng với nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư. Trả lời phóng viên báo Granma (Cu Ba) ngày 14-7-1969, Hồ Chí Minh bộc bạch: “Đồng chí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối với miền Nam phải không? Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi… Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”(2).
Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, bạn bè quốc tế dành cho Người.
Hồ Chí Minh còn là một tấm gương lớn thể hiện nhân cách cao đẹp về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Theo Hồ Chí Minh, cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong mọi công việc. Trong quan niệm về cần của Hồ Chí Minh, có hai điểm đặc sắc: Kiên trì, bền bỉ, dẻo dai trong mọi công việc đồng thời cần còn là tăng năng suất lao động, là làm việc có hiệu quả, có kết quả tốt. Kiệm trước hết là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Tiết kiệm hiểu theo nghĩa của Hồ Chí Minh thật biện chứng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu ra quan điểm về quản lý tài chính, quản lý ngân sách: Việc gì đáng chi phải chi; việc gì chưa đáng chi khoan hẵng chi; việc gì không đáng chi dứt khoát không chi. Liêm là không tham lam, là liêm khiết, trong sạch. Chính có nghĩa là thẳng thắn, là không tà, là việc gì mà tốt thì dù nhỏ cũng cố làm, việc gì mà xấu thì dù nhỏ cũng cố tránh. Hồ Chí Minh còn cho rằng, tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính; mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.
Còn chí công vô tư là một yêu cầu nữa đối với nhân cách của người cách mạng, nó trái ngược với chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân như là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt các căn bệnh khác. Nếu cuộc sống bị chủ nghĩa cá nhân hoành hành thì đạo đức bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Có thể nói gì về nhân cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống hôm nay?
Đi tìm một mô hình nhân cách cho người Việt Nam nói chung, cho cán bộ, đảng viên nói riêng, mà trước hết cán bộ tầm chiến lược trong tình hình hiện nay, không dễ. Có những tố chất của giai đoạn trước, nay không còn phù hợp. Có những tố chất hôm nay đang thành hình nhưng chưa rõ nét. Để mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là những cán bộ chủ chốt, phát huy giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay trên ba phương diện chủ yếu là phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ và phương pháp tư duy, hành động, cần phải nhận rõ những đổi thay to lớn của tình hình thế giới và đất nước, từ đó có phương hướng rèn luyện phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên, mà hàng đầu là đội ngũ cán bộ ở tầm chiến lược, phải có phẩm chất và năng lực tốt, có phương pháp tư duy khoa học và cách mạng.
Phát triển nhân cách Hồ Chí Minh phải triệt để chống bệnh cơ hội dưới mọi biểu hiện khác nhau. Yêu cầu nhân cách về bản lĩnh chính trị là không dao động. Cách mạng có thuận lợi và cả khó khăn, không bao giờ là con đường thẳng. Cách mạng mang tính chất đổi mới là một cuộc chiến đấu khổng lồ. Người cách mạng phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ điều này để khắc phục khó khăn, biến thuận lợi nhỏ thành thuận lợi lớn, không chủ quan, lạc quan tếu, không bi quan dao động, không nôn nóng. Bài học về con đường hình thành nhân cách Hồ Chí Minh qua rèn luyện cho thấy sự cần thiết của tự tin, bình tĩnh, quyết đoán hướng tới mục tiêu không thay đổi thông qua những con đường khác nhau, biết giành thắng lợi từng bước, đi tới đích cuối cùng.
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức đối với các loại cán bộ nhất là cán bộ chiến lược, cán bộ chủ chốt các cấp các ngành, cần trở lại điểm mấu chốt trong nhân cách Hồ Chí Minh là nhận thức và hành động vì dân. Là cán bộ, phải thấu hiểu rằng, “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”(3). “Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”(4). Nhận thức về dân, suy nghĩ và hành động vì dân là linh hồn trong nhân cách Hồ Chí Minh. Quay quanh trục “dân”, Hồ Chí Minh đã xây dựng cho mình một nhân cách đến độ như Người nói “không có nhân dân thì không có Bác”. Cả cuộc đời của Người thể hiện một nhân cách quyết tâm, suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Đến khi phải từ biệt thế giới này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Rèn giũa nhân cách vì dân từ khi có chế độ mới đến nay và mai sau là không hề thay đổi. Sự nghiệp đổi mới hôm nay đang cần một đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với dân; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Đó là những người phải biết gần dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân; đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn và giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; tự mình làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để nhân dân noi theo. Hơn bao giờ hết, noi theo tấm gương nhân cách Hồ Chí Minh, hiện nay nhân dân đang cần những cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có gan phụ trách, có gan làm việc. Đó phải là những cán bộ khi dân ủy thác quyền lực thì phải gắng sức làm hết trách nhiệm của mình như một người lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận, khi không được nhân dân tín nhiệm nữa thì phải vui vẻ từ chức như Hồ Chí Minh đã nói: “bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”. Cùng với việc thực hiện chế độ trách nhiệm pháp lý thì quan trọng nhất là xây dựng chế độ trách nhiệm chính trị tức là chế độ trách nhiệm trước dân.
Điều chủ chốt nhất của phẩm chất đạo đức đối với mỗi cán bộ, đảng viên là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Khía cạnh này của nhân cách chi phối toàn bộ mọi biểu hiện của phẩm chất đạo đức, cội nguồn cho sáng tạo trong rèn luyện và phát triển nhân cách. Có được điều chủ chốt đó, cán bộ khắc phục được bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, thiếu ý thức phục vụ nhân dân. Cách mạng và nhân dân kỳ vọng một đội ngũ cán bộ “việc gì lợi cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm, việc gì hại cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Đó là những cán bộ yêu dân, kính dân, trọng dân, thương dân, hiểu dân như là một đòi hỏi khách quan trong quá trình cách mạng.
Trong bối cảnh hiện nay không chấp nhận những cán bộ xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không thương yêu nhân dân, vô cảm trước đời sống nhân dân, đùn đẩy trách nhiệm, dễ làm khó bỏ, không dám chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Thương dân, trọng dân, tin dân là những tố chất quan trọng trong nhân cách phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Có lòng thương yêu nhân dân thì không thể vô cảm trước khó khăn, thiếu thốn, bức xúc của dân; không thể đùn đẩy trách nhiệm cấp này sang cấp khác, cá nhân này sang cá nhân khác, cá nhân sang tập thể, v.v… Có thái độ trọng dân thì sẽ lắng nghe ý kiến của dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm cho dân tin, khiêm tốn học hỏi, chân thành tiếp thu ý kiến của dân và thật sự hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Đã tin dân thì sẽ mạnh dạn và tìm mọi cách để dân tham gia ý kiến, động viên trí tuệ và sức mạnh của dân vào các hoạt động của đất nước.
Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, nảy sinh nhiều vấn đề mới. Mặt khác, trình độ nhận thức của nhân dân ngày càng cao, không thể chấp nhận “quan trí” thấp hơn dân trí. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là những đòi hỏi về năng lực trí tuệ và bản lĩnh cán bộ đáp ứng được những đòi hỏi của thời cuộc. Thời kỳ nào cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ có năng lực trí tuệ và bản lĩnh.
Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất và năng lực của một nhà hoạt động chính trị, một vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc vĩ đại và nhà văn hóa kiệt xuất, tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn thời đại ngày nay.
Hồ Chí Minh là một trong số ít nhân vật trên thế giới có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh không những soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và thế giới văn minh trong thế kỷ XX – thế kỷ phi thực dân hóa – mà còn có ý nghĩa tích cực cho thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo. Những luận điệu thù địch, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu ra trên nhiều phương tiện truyền thông xưa nay không thể làm mờ các giá trị của nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Nhân cách là những giá trị đặc biệt của mỗi con người cụ thể, là cái đặc sắc hay tiêu chí để phân biệt người này với người khác. Nhân cách Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, không phải tự nhiên mà có. Nhân cách Hồ Chí Minh được kết tinh từ nhiều yếu tố: Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước, từ hoàn cảnh của thời cuộc; từ giáo dục và tự giáo dục; từ tư chất, năng lực của con người Hồ Chí Minh, trong đó có quãng đời niên thiếu; từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của các học thuyết, tư tưởng tiến bộ; từ gương sáng của các nhà hoạt động chính trị tiến bộ, nhà văn hóa trên thế giới. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành, bồi đắp, hoàn thiện trong cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho sự nghiệp giải phóng con người để cho con người vươn tới tự do, vươn tới những giá trị đích thực của chân, thiện, mỹ. Nhân cách Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét, có sức xung tỏa mãnh liệt, liền mạch, được thử thách, được rèn giũa, được bồi đắp, nó luôn luôn tỏa sáng suốt cả cuộc đời của Hồ Chí Minh, từ thuở niên thiếu cho đến giây phút cuối cùng trên giường bệnh ở Nhà 67 Phủ Chủ tịch (Hà Nội).
Bàn về nhân cách, ở phương Đông có nhiều quan niệm khác nhau. Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử đưa ra quan niệm về nhân cách gồm ba yếu tố: Trí, nhân, dũng. Quan niệm tương đối thống nhất của các nhà hiền triết phương Đông là nhân cách gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các cấu trúc nhỏ này thống nhất với nhau, trong đó Nhân là cốt lõi, là gốc của nhân cách, định hướng phát triển cho các cấu trúc còn lại trong nhân cách.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh phong phú, sâu sắc và mang bản sắc dân tộc rõ nét. Trước hết “Nhân” là vì con người, Hồ Chí Minh coi đó là giá trị cơ bản trong cuộc sống, chi phối mọi hoạt động của bản thân trong suốt cuộc đời. Hồ Chí Minh sống là vì Tổ quốc, vì cách mạng, vì nhân dân.
Mục đích vì hạnh phúc của con người được bắt nguồn từ một nhu cầu cao cả, đó là tình thương với người lao động và tình thương đó ngày càng được nạp thêm nội dung mới trong quá trình hoạt động của Người.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh được cấu thành không chỉ trên bình diện nhận thức, mà còn được tạo nên bởi hành động để đạt mục đích đặt ra. Mặt hành động tạo nên tính thực tiễn, tính hiện thực, tính khả thi và hành động hữu ích cho cuộc đời. Nội dung này ở nhân cách Hồ Chí Minh khác với nhiều nhà hiền triết Á Đông và nhiều sĩ phu phong kiến trước và cùng thời: Họ thương người mà thiếu hành động. Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã bôn ba hơn 30 nước và làm nhiều nghề cực nhọc (khoảng 20 nghề), trong những điều kiện khổ cực. Mặt hành động trong nội dung “Nhân” của Hồ Chí Minh không chỉ vì hạnh phúc con người, mà còn là sự tự hoàn thiện bản thân để làm cơ sở thực hiện nội dung nhân văn đó: Hoàn thiện về lối sống, cách ứng xử và đặc biệt là trí tuệ.
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh có cốt lõi là tình thương đối với nhân loại cần lao. Nhân ái này có nội dung khác hẳn với tư tưởng của Mặc Tử, Mạnh Tử. Với Mặc Tử và Mạnh Tử, tất cả thiên hạ đều thương yêu nhau như anh em một nhà, tức là một tình thương chung chung, thương cả kẻ thù của chính mình.
Nhân ái của Hồ Chí Minh khác với nhân ái của các sĩ phu phong kiến Việt Nam thời đó. Nó không phải là lòng thương hại của những người đứng từ trên nhìn xuống, cũng không phải là lòng từ bi bác ái mơ hồ không vượt qua được. Nhân ái của Hồ Chí Minh trước hết là sự tôn trọng con người đặt vào những “người cùng khổ”. Đó là tất cả người lao động trong nước cũng như trên thế giới, từ người nô lệ, người tù đến người công nhân, nông dân cùng khổ dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến, đặc biệt là đối với những lớp người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…).
“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh là sự tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và là sự đấu tranh quyết liệt với kẻ thù chà đạp lên nhân phẩm con người. Chữ “Nhân” của Hồ Chí Minh không phải dừng ở mức cảm thông sâu sắc với nỗi khổ cực của người dân lao động mà cao hơn là nhân nghĩa, thể hiện ở hành động cứu người, ở cách xử thế, ở lối sống trong đời sống hằng ngày. Hồ Chí Minh không chịu cảnh “mũ ni che tai”, “ai lo phận ấy và thượng đế lo cho tất cả”, cảnh yên phận, sung sướng cá nhân. Nhân ở Hồ Chí Minh là cuộc sống giản dị, tiết kiệm, thanh bạch.
Nói đến nhân cách Hồ Chí Minh là nói đến cái tâm trong sáng của Người
Yếu tố đầu tiên của cái tâm trong nhân cách Hồ Chí Minh là lòng tin vào tính bản thiện, vào phẩm giá của con người được mở rộng, được nhân lên nhờ sự nhận thức sâu sắc thực tiễn đau khổ của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa, cái tâm nhân ái đó dần chuyển thành tư tưởng nhân đạo.
Lòng thương người bao la mang tầm nhân loại của Hồ Chí Minh đã được minh chứng bằng cả cuộc đời hoạt động vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của người Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Bản thân cuộc sống riêng tư khiêm tốn, bình dị, trong sáng của Người, ngay cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực nhưng không bị quyền lực làm cho tha hóa, cũng đủ cho thấy sự đồng cảm sâu lắng của Người đối với con người lao động bình thường. Một nếp Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, một đôi dép lốp cao su, hai bộ quần áo vải kaki bạc màu và chỉ một ham muốn, một ham muốn suốt đời sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Yếu tố thứ hai trong cái tâm của Hồ Chí Minh là vấn đề tri thức, trí tuệ của Người
Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam sau này chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung nhân bản, chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Khi ở nước ngoài, điều mà Hồ Chí Minh mong muốn không phải danh lợi cá nhân mà chính là nhu cầu phát triển của dân tộc.
Ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân. Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Người cho rằng: “Tiếng dân là truyền lại ý trời”(1). Là lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân, lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ. Người đau nỗi đau chia cắt đất nước, vui, buồn cùng với nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư. Trả lời phóng viên báo Granma (Cu Ba) ngày 14-7-1969, Hồ Chí Minh bộc bạch: “Đồng chí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối với miền Nam phải không? Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi… Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”(2).
Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, bạn bè quốc tế dành cho Người.
Hồ Chí Minh còn là một tấm gương lớn thể hiện nhân cách cao đẹp về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Theo Hồ Chí Minh, cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong mọi công việc. Trong quan niệm về cần của Hồ Chí Minh, có hai điểm đặc sắc: Kiên trì, bền bỉ, dẻo dai trong mọi công việc đồng thời cần còn là tăng năng suất lao động, là làm việc có hiệu quả, có kết quả tốt. Kiệm trước hết là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Tiết kiệm hiểu theo nghĩa của Hồ Chí Minh thật biện chứng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu ra quan điểm về quản lý tài chính, quản lý ngân sách: Việc gì đáng chi phải chi; việc gì chưa đáng chi khoan hẵng chi; việc gì không đáng chi dứt khoát không chi. Liêm là không tham lam, là liêm khiết, trong sạch. Chính có nghĩa là thẳng thắn, là không tà, là việc gì mà tốt thì dù nhỏ cũng cố làm, việc gì mà xấu thì dù nhỏ cũng cố tránh. Hồ Chí Minh còn cho rằng, tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính; mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.
Còn chí công vô tư là một yêu cầu nữa đối với nhân cách của người cách mạng, nó trái ngược với chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân như là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt các căn bệnh khác. Nếu cuộc sống bị chủ nghĩa cá nhân hoành hành thì đạo đức bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Có thể nói gì về nhân cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống hôm nay?
Đi tìm một mô hình nhân cách cho người Việt Nam nói chung, cho cán bộ, đảng viên nói riêng, mà trước hết cán bộ tầm chiến lược trong tình hình hiện nay, không dễ. Có những tố chất của giai đoạn trước, nay không còn phù hợp. Có những tố chất hôm nay đang thành hình nhưng chưa rõ nét. Để mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là những cán bộ chủ chốt, phát huy giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay trên ba phương diện chủ yếu là phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ và phương pháp tư duy, hành động, cần phải nhận rõ những đổi thay to lớn của tình hình thế giới và đất nước, từ đó có phương hướng rèn luyện phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên, mà hàng đầu là đội ngũ cán bộ ở tầm chiến lược, phải có phẩm chất và năng lực tốt, có phương pháp tư duy khoa học và cách mạng.
Phát triển nhân cách Hồ Chí Minh phải triệt để chống bệnh cơ hội dưới mọi biểu hiện khác nhau. Yêu cầu nhân cách về bản lĩnh chính trị là không dao động. Cách mạng có thuận lợi và cả khó khăn, không bao giờ là con đường thẳng. Cách mạng mang tính chất đổi mới là một cuộc chiến đấu khổng lồ. Người cách mạng phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ điều này để khắc phục khó khăn, biến thuận lợi nhỏ thành thuận lợi lớn, không chủ quan, lạc quan tếu, không bi quan dao động, không nôn nóng. Bài học về con đường hình thành nhân cách Hồ Chí Minh qua rèn luyện cho thấy sự cần thiết của tự tin, bình tĩnh, quyết đoán hướng tới mục tiêu không thay đổi thông qua những con đường khác nhau, biết giành thắng lợi từng bước, đi tới đích cuối cùng.
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức đối với các loại cán bộ nhất là cán bộ chiến lược, cán bộ chủ chốt các cấp các ngành, cần trở lại điểm mấu chốt trong nhân cách Hồ Chí Minh là nhận thức và hành động vì dân. Là cán bộ, phải thấu hiểu rằng, “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”(3). “Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”(4). Nhận thức về dân, suy nghĩ và hành động vì dân là linh hồn trong nhân cách Hồ Chí Minh. Quay quanh trục “dân”, Hồ Chí Minh đã xây dựng cho mình một nhân cách đến độ như Người nói “không có nhân dân thì không có Bác”. Cả cuộc đời của Người thể hiện một nhân cách quyết tâm, suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Đến khi phải từ biệt thế giới này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Rèn giũa nhân cách vì dân từ khi có chế độ mới đến nay và mai sau là không hề thay đổi. Sự nghiệp đổi mới hôm nay đang cần một đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với dân; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Đó là những người phải biết gần dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân; đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn và giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; tự mình làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để nhân dân noi theo. Hơn bao giờ hết, noi theo tấm gương nhân cách Hồ Chí Minh, hiện nay nhân dân đang cần những cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có gan phụ trách, có gan làm việc. Đó phải là những cán bộ khi dân ủy thác quyền lực thì phải gắng sức làm hết trách nhiệm của mình như một người lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận, khi không được nhân dân tín nhiệm nữa thì phải vui vẻ từ chức như Hồ Chí Minh đã nói: “bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”. Cùng với việc thực hiện chế độ trách nhiệm pháp lý thì quan trọng nhất là xây dựng chế độ trách nhiệm chính trị tức là chế độ trách nhiệm trước dân.
Điều chủ chốt nhất của phẩm chất đạo đức đối với mỗi cán bộ, đảng viên là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Khía cạnh này của nhân cách chi phối toàn bộ mọi biểu hiện của phẩm chất đạo đức, cội nguồn cho sáng tạo trong rèn luyện và phát triển nhân cách. Có được điều chủ chốt đó, cán bộ khắc phục được bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, thiếu ý thức phục vụ nhân dân. Cách mạng và nhân dân kỳ vọng một đội ngũ cán bộ “việc gì lợi cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm, việc gì hại cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Đó là những cán bộ yêu dân, kính dân, trọng dân, thương dân, hiểu dân như là một đòi hỏi khách quan trong quá trình cách mạng.
Trong bối cảnh hiện nay không chấp nhận những cán bộ xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không thương yêu nhân dân, vô cảm trước đời sống nhân dân, đùn đẩy trách nhiệm, dễ làm khó bỏ, không dám chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Thương dân, trọng dân, tin dân là những tố chất quan trọng trong nhân cách phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Có lòng thương yêu nhân dân thì không thể vô cảm trước khó khăn, thiếu thốn, bức xúc của dân; không thể đùn đẩy trách nhiệm cấp này sang cấp khác, cá nhân này sang cá nhân khác, cá nhân sang tập thể, v.v… Có thái độ trọng dân thì sẽ lắng nghe ý kiến của dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm cho dân tin, khiêm tốn học hỏi, chân thành tiếp thu ý kiến của dân và thật sự hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Đã tin dân thì sẽ mạnh dạn và tìm mọi cách để dân tham gia ý kiến, động viên trí tuệ và sức mạnh của dân vào các hoạt động của đất nước.
Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, nảy sinh nhiều vấn đề mới. Mặt khác, trình độ nhận thức của nhân dân ngày càng cao, không thể chấp nhận “quan trí” thấp hơn dân trí. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là những đòi hỏi về năng lực trí tuệ và bản lĩnh cán bộ đáp ứng được những đòi hỏi của thời cuộc. Thời kỳ nào cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ có năng lực trí tuệ và bản lĩnh.