con người có nguồn gốc từ đâu ? Xuất hiện như thế nào
0 bình luận về “con người có nguồn gốc từ đâu ? Xuất hiện như thế nào”
Con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây,… làm công cụ. Đó là Người tối cổ (sớm nhất cách đây khoảng 3-4 triệu năm).
Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (Inđônêxia), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc)…
Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn; ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá, làm công cụ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh “ăn lông, ở lỗ” như thế kéo dài hàng triệu năm.
được cho là đã có nguồn gốc xuất hiện từ khoảng 200.000 năm (hai giây) hay sớm hơn tại châu Phi; những hóa thạch cổ nhất có niên đại từ khoảng 160.000 năm trước.
Ở chặng đầu của quá trình có một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhân hình – Hominid, sống ở cuối thế kỉ thứ ba của thời đại Tân sinh, cách ngày nay khoảng hơn 6 triệu năm. Loài vượn nhân hình này đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng hai chi trước để cầm nắm, ăn hoa quả, lá cây, củ và cả động vật nhỏ. Trong quá trình phát triển, loài vượn nhân hình này cũng tiến hóa dần dần, ngày càng gần với người hơn: từ loài vượn Đriôpithécus đến Ramapithécus và bước tiến hóa rõ rệt hơn cả là vượn phương Nam – Australopithecus. Di cốt hóa thạch của những loài vượn này đã được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Ấn Độ, Trung Quốc và cả ở Lạng Sơn (Việt Nam).
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn của những người Homo Érectus (người đứng thẳng). Địa điểm đầu tiên phát hiện ra loại người vượn này là Trinil ở miền Trung Java (Inđônôxia). Trong những năm 1891 – 1892, bác sĩ Dubois người Hà Lan đã khai quật được ở đây một răng hàm trên, nấp sọ và một xương đùi. Tới năm 1894, ông công bố chi tiết phát hiện của mình và đặt tên cho nó là Pithécanthropus Èrectus. Dựa vào các tài liệu đã công bố, tính đến năm 1986 ở đảo Java đã phát hiện được khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàm dưới và 3 hàm trên hóa thạch của Homo Érectus. Dung tích sọ não của người Pithécanthropus đã vào khoảng từ 750 đến 975 cm3. Họ đã biết phát ra tiếng nói và biết chế tạo công cụ lao động.
Con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây,… làm công cụ. Đó là Người tối cổ (sớm nhất cách đây khoảng 3-4 triệu năm).
Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (Inđônêxia), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc)…
Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn; ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá, làm công cụ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh “ăn lông, ở lỗ” như thế kéo dài hàng triệu năm.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!! -.-
được cho là đã có nguồn gốc xuất hiện từ khoảng 200.000 năm (hai giây) hay sớm hơn tại châu Phi; những hóa thạch cổ nhất có niên đại từ khoảng 160.000 năm trước.
Ở chặng đầu của quá trình có một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhân hình – Hominid, sống ở cuối thế kỉ thứ ba của thời đại Tân sinh, cách ngày nay khoảng hơn 6 triệu năm. Loài vượn nhân hình này đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng hai chi trước để cầm nắm, ăn hoa quả, lá cây, củ và cả động vật nhỏ. Trong quá trình phát triển, loài vượn nhân hình này cũng tiến hóa dần dần, ngày càng gần với người hơn: từ loài vượn Đriôpithécus đến Ramapithécus và bước tiến hóa rõ rệt hơn cả là vượn phương Nam – Australopithecus. Di cốt hóa thạch của những loài vượn này đã được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Ấn Độ, Trung Quốc và cả ở Lạng Sơn (Việt Nam).
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn của những người Homo Érectus (người đứng thẳng). Địa điểm đầu tiên phát hiện ra loại người vượn này là Trinil ở miền Trung Java (Inđônôxia). Trong những năm 1891 – 1892, bác sĩ Dubois người Hà Lan đã khai quật được ở đây một răng hàm trên, nấp sọ và một xương đùi. Tới năm 1894, ông công bố chi tiết phát hiện của mình và đặt tên cho nó là Pithécanthropus Èrectus. Dựa vào các tài liệu đã công bố, tính đến năm 1986 ở đảo Java đã phát hiện được khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàm dưới và 3 hàm trên hóa thạch của Homo Érectus. Dung tích sọ não của người Pithécanthropus đã vào khoảng từ 750 đến 975 cm3. Họ đã biết phát ra tiếng nói và biết chế tạo công cụ lao động.