“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh monng
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
1.Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài ca dao và nêu tác dụng trong việc diễn tả nội dung toán bài
2.nêu nội dung của bài ca dao.Qua đó nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì?
3.Hãy tìm thêm ít nhất 2 bài ca dao cùng chủ đề ( tình cảm gia đình )
1.
– Sử dụng biện pháp so sánh
+ Công cha – núi Thái sơn
+ Nghĩa mẹ – nước ngoài biển đông
– Sử dụng điệp ngữ: Núi cao biển rộng mênh mông
*Tác dụng: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ
2.
– Nội dung: Bài ca dao khẳng định công lao sinh thành của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở con cái ghi nhớ công lao cha mẹ, làm tròn chữ hiếu
-Qua đó, nhân dân ta muốn: Khẳng định, ca ngợi công lao to lớn của người mẹ đối với con cái.
3.
b1:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
b2:
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
@Meo_
1/ BPTT: so sánh
_ Công cha như núi ngất trời
_ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
→ Tác dụng:
– Giúp ca ngợi đẹp đẽ hơn về công ơn cha mẹ;
– Thể hiện sự ví von về giá trị của những công lao ấy không gì có thể sánh bằng;
– Nhắc nhở rõ ràng hơn về lòng hiếu thảo của con cháu dành cho đấng sinh thành;
– Bộc lộ cảm xúc sinh động, hấp dẫn hơn.
2/ Nội dung bài ca dao: Nói lên công lao như núi, như biển của cha mẹ. Và qua đó, nhắc nhở mỗi con người chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng những đấng sinh thành ấy. Hiểu được giá trị của thứ tình cảm thiêng liêng đó. Nhân dân ta gửi gắm đến một thông điệp về tình cảm giữa cha mẹ và con cái với nhau.
3/
( 1 )
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
( 2 )
Mẹ là hoa nhẹ là hương
Cha là nguồn cội tình thương muôn màu